Với thu nhập từ lãi và các khoản tương đương, vì vậy trước mắt quản lý tốt các hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và đã được trình bày trên phần tài sản có, bên cạnh đó BIDV cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao khả năng sinh lời cũng như kết cấu lợi nhuận của BIDV.
Nâng cao tỷ trọng doanh thu từ hoạt động dịch vụ trong tổng doanh thu
Nhìn chung, khả năng sinh lời của BIDV đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tuy nhiên các chỉ số này so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần vẫn còn thấp. Định hướng lâu dài của BIDV là trở thành ngân hàng đa năng tiến tới trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh, hoạt động dịch vụ càng ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động dịch vụ mang lại chiếm tỷ trọng vẫn chiếm tỷ trong thấp trong tổng doanh thu của ngân hàng. Vì vậy BIDV cần đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm năng cao chất lượng dịch vụ của mình, năng cao tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ từ đó nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là nhiệm vụ đầu tiên BIDV phải thực hiện để có thể cạnh tranh với sự ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng bạn, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, các tổ chức tín dụng nước ngoài. Cần thiết kế sản phẩm mới theo hướng khác biệt hoá trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.Phát huy thế mạnh hiện có, triệt để khai thác các dịch vụ truyền thống mang lại hiệu quả cao như: thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, … để tăng thu nhập.
Cải tiến quy trình tác nghiệp theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ, làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng, trong đó đặc biệt là cải tiến quy trình sản phẩm bán lẻ để tạo điều kiện cho việc phát triển sản
phẩm đạt hiệu quả cao, bám sát các yêu cầu của thị trường, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh với mục tiêu xử lý các yêu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, cần ban hành chế độ đãi ngộ riêng đối với khách hàng lớn, thường xuyên, trung thành theo từng nhóm sản phẩm dịch vụ (như chính sách đối với khách hàng mở tài khoản, sử dụng các sản phẩm huy động vốn, khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng….).Theo đó, chính sách khách hàng đối với từng nhóm sản phẩm, dịch vụ phải linh hoạt, được cập nhật, thay đổi thường xuyên theo biến động của môi trường cạnh tranh và môi trường kinh tế xã hội.
Giảm chi phí hoạt động quản lý
Chi phí hoạt động đã tăng trưởng bình quân 36% trong khoảng thời gian từ 2005- 2009, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số chi phí này là chi phí nhân công (60%). Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhằm tăng tính cạnh tranh về nhân lực, để có thể có chế độ thu nhập tốt và giữ chân được nhân tài đồng thời giảm được chi phí hoạt động. BIDV cần xây dựng chính sách lương phù hợp, tập trung vào trả lương theo năng lực cán bộ và tính chất công việc tránh cào bằng như hiện nay, theo đó những công việc có rủi ro cao và những cán bộ có năng lực sẽ có thu nhập cao hơn các cán bộ khác. Bên cạnh đó, một số vị trí trong ngân hàng, BIDV có thể chấp nhận tuyển dụng những cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp... để có thể giảm bớt gánh nặng chi phí lương.
Nâng cao chất lượng tài sản và xử lý tốt nợ ngoại bảng.
Chất lượng tài sản đặc biệt là chất lượng tín dụng tác động rất lớn đến thu nhập của ngân hàng, vì vậy bên cạnh các giải pháp trên thì việc nâng cao chất lượng tài sản có vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV.Bên cạnh đó, BIDV cần thúc đẩy các giải pháp nhằm tăng cường xử lý các món nợ ngoại bảng để tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Để nâng cao tính thanh khoản, BIDV cần áp dụng các biện pháp như sau:
Thứ nhất:Cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp với năng
lực. Việc làm này là cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững thanh khoản cho Ngân hàng : Thực hiện cơ cấu huy động và cho vay, đặt ra một tỷ lệ phù hợp về huy động ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, điều chỉnh tỷ lệ huy động từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế (thị trường 1) và tỷ lệ tham gia thị trường liên Ngân hàng (thị trường 2). Xem xét ưu tiên phát hành các giấy tờ có giá cho nghiệp vụ huy động vì các loại giấy tờ này đảm bảo cho Ngân hàng có nguồn vốn ổn định, không biến động thường xuyên như tiền gửi thông thường. Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản. Nghiêm túc thực hiện các Qui định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Ưu tiên đầu tư vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai: Thực hiện việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, kỳ hạn tín dụng, rủi ro lãi
suất và khe hở lãi suất: Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất. Ngân hàng tăng tỷ lệ của cho vay ngắn hạn và giảm tỷ lệ của cho vay trung và dài hạn như một phần của chiến lược trong quản lý rủi ro thanh khoản. Cần thiết đưa ra một tỷ lệ nhất định về việc lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn phù hợp với từng Ngân hàng, từng thời kỳ, tránh tỷ lệ quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản. Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay. Ngày càng hoàn thiện các Quy chế, quy trình để giải quyết một cách khoa học và hiệu quả bài toán cân đối kỳ hạn, hạn chế rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất.
Thứ ba: Nghiên cứu và tìm giải pháp cho mối quan hệ rủi ro giữa rủi ro tín dụng,
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá …đến rủi ro thanh khoản để có chính sách đúng đắn và phòng ngừa đến mức tối đa những thiệt hại do yếu tố thanh khoản gây ra.
Thứ tư: Luôn cập nhật và áp dụng các công cụ tài chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro
thanh khoản. Áp dụng công cụ Repo cho các khoản đầu tư là chứng khoán nợ, Future hay Forward để giảm thiểu những rủi ro về sự biến động lãi suất, SWAP để cơ cấu lại tàu sản nợ, tài sản có nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn,
Thứ năm: Cần thiết phải xem Quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch địch và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời.Hiện nay Hội đồng Alco và Ban quản lý thông tin và hỗ trợ Alco có chức năng quản lý, xây dựng hạn mức và quản lý thanh khoản của BIDV. BIDV cần ban hành quy trình quy định cụ thể mối liên hệ, phối hợp giữa các phòng ban trong việc quản lý tính thanh khoản của ngân hàng.
3.3.2. Các giải pháp bổ trợ