Chúng ta đều nhận thức rằng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng, nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Hơn nữa, ngày nay cạnh tranh và hội nhập đã và đang đặt ra nhu cầu cấp bách cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của
hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
BIDV cần tiến hành điều tra, đánh giá một cách toàn diện và tổng thể đối với thực trạng nguồn lực hiện có. Trong điều tra cần xác định rõ những bất cập so với thông lệ quốc tế, so với tiêu chuẩn đối với những vị trí cán bộ sẽ được bố trí theo mô hình tổ chức mới. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên các lĩnh vực và số lượng cán bộ cần đào tạo hàng năm, xây dựng thành kế hoạch đào tạo trình ban lãnh đạo thông qua làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện.
Đề xuất các biện pháp nhằm tạo ra động lực và không khí học tập không ngừng của cán bộ trong toàn ngân hàng, phù hợp với đòi hỏi của xã hội học tập không ngừng ở nước ta và trên thế giới trong thời gian tới.Bên cạnh những cố gắng đã đạt được, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, cần tranh thủ tối đa các trợ giúp quốc tế thông qua các chương trình hợp tác.
Đặc biệt cần có chính sách thu hút người giỏi, người có tài, người có năng lực về hoạt động dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng khác, các ngành khác và các trường đại học trong và ngoài nước về. Chính sách thu hút chủ yếu là chính sách đãi ngộ, bố trí và sử dụng, việc tạo điều kiện phát huy tốt chuyên môn và không khí làm việc trong ngân hàng. Mạnh dạn áp dụng mô hình thuê chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng làm việc tại ngân hàng.
3.3.2.3 Phát triển mạng lưới các ngân hàng đại lí, đẩy mạnh quan hệ với các ngân hàng nước ngoài là các TCTD quốc tế
Dịch vụ ngân hàng đã được các ngân hàng hiện đại triển khai áp dụng một cách đa dạng. Các ngân hàng Việt Nam phát triển sau nên các dịch vụ nói chung thường đã được các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng. Để lựa chọn đưa ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với đặc điểm tình hình ở Việt Nam, ngân hàng cần chủ động tích cực hơn trong mở rộng quan hệ với các ngân hàng hiện đại để họp tập, nghiên cứu, đưa ra những lựa chọn thích hợp.Chủ động quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, TCTD quốc tế cũng chính nhằm mục đích đối phó với sức ép của cạnh tranh do quá trình hội nhập quốc
tế tạo nên.
3.3.2.4 Giải pháp về công nghệ:
Không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, một mặt phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nước, nhưng phải đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốc tế. Cụ thể:
Xây dựng chính sách bảo mật áp dụng thống nhất trong BIDV, triển khai các hệ thống tường lửa, mã hoá đường truyền, phát hiện xâm nhập bất hợp pháp. Trong đó, phân công rõ nhiệm vụ cho từng người quản lý, chuyên viên trong việc giám sát việc thiết lập và duy trì các chính sách bảo mật; Kiểm soát dữ liệu, kiểm soát lôgic và giám sát chặt chẽ các quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép từ bên trong và bên ngoài đến cơ sở dữ liệu; Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các giải pháp, các quy trình kiểm soát bảo mật ở các khâu, phát triển các giải pháp bảo mật, nâng cấp các phần mềm, các gói dịch vụ và những phương pháp cần thiết khác. Đồng thời đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách về bảo mật công nghệ thông tin.
Ưu tiên phát triển các phần mềm ứng dụng mang tính chiến lược, đặc biệt là các phần mềm phát triển sản phẩm và dịch vụ qua kênh thanh toán điện tử như Internet Banking, Phone Banking…Đồng thời hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở hệ thống ngân hàng cốt lõi đã được trang bị ở giai đoạn I của Dự án Hiện đại hoá.
Sẵn sàng đầu tư trang thiết bị công nghệ ngân hàng hiện đại, thuê chuyên gia tư vấn để trực tiếp xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử bắt kịp với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.