Đặc điểm tài chínhcủa NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 27 - 32)

NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy đối với tài chính NHTM ngoài những nét chung nhất của tài chính doanh nghiệp thông thường còn có những đặc điểm riêng

biệt. Điều này sẽ tác động tới các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của NHTM.

Thứ nhất: Tài chính NHTM có tính nhạy cảm cao với sự thay đổi môi trường kinh doanh

Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của NHTM.Và chính đặc điểm này sẽ bao trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình DN khác.Ngân hàng tồn tại là nhờ sự vận động liên tục của các dòng tiền vào ra. Điều này có nghĩa là nếu môi trường kinh doanh thay đổi, các khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn, ngân hàng không huy động được, không thể tiến hành cho vay, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân hàng như giảm lợi nhuận, giảm tính thanh khoản thậm chí có thể làm cho ngân hàng phá sản.

Thứ hai: Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản

NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấptrong tổng nguồn vốn hoạt động, tỷ lệ này chưa tới 10%, nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Chính vì vậy mà các nhà quản lý đã ban hành rất nhiều chỉ tiêu trong hoạt động ngân hàng liên quan đến vốn tự có của ngân hàng.

Thứ ba: Tài chính NHTM gắn bó chặt chẽ với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế.

Thứ tư: Tài chính NHTM tiềm ẩn rủi ro lớn

Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả.

Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

1.2. Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

1.2.1. Quan niệm về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

“Tài chính NHTM” là sự vận động của các luồng tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quĩ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Như vậy, “Năng lực tài chínhcủa NHTM” chính là khả năng tài chính để ngân hàng thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Năng lực tài chính của NH không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NH mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NH đó.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính

Do tài chính NHTM có những đặc điểm riêng, nên các tiêu thức đánh giá năng lực tài chính cũng có những điểm khác biệt so với doanh nghiệp thông thường. Các chỉ tiêu này phải phản ánh được cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng.

1.2.2.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn do chủ sở hữu đóng góp và lợi nhuận được tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu được cấu thành bởi hai bộ phận lớn: Vốn ban đầu và vốn hình thành trong quá trình hoạt động.

- Vốn ban đầu được hình thành theo các cách khác nhau tùy theo tính chất sở hữu khác nhau. VCSH của ngân hàng tư nhân do cá nhân ứng ra, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước do ngân sách nhà nước cấp, ngân hàng cổ phần do các cổ đông thông qua việc mua cổ phần đóng góp. Mức vốn này phải đảm bảo số vốn tối thiểu- vốn pháp định do các nhà chức trách quy định.

- VCSH hình thành trong quá trình hoạt động bao gồm: cổ phần phát hành thêm, cấp phát thêm, lợi nhuận tích lũy, thặng dư vốn, các quỹ, cổ phần ưu đãi có thời hạn, giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.

Tuy VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ, song đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “ tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Đây là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân ngân hàng. VCSH không chỉ là cơ sở, tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ - những người gửi tiền. Nó bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; Bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh; Nâng cao uy tín của NHTM đối với khách hàng, các nhà đầu tư. Đây cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế. VCSH tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động, góp phần điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng. Có rất nhiều quy định về hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ với VCSH như khả năng huy động vốn, cho vay và đầu tư, đặc biệt là trung và dài hạn và các khoản mục đầu tư có độ rủi ro cao,tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của công ty khác, thành lập công ty con, số lượng chi nhánh của ngân hàng, cũng như tạo ra trang thiết bị và công nghệ ngân hàng hiện đại, cụ thể:

- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.

- Tổng vốn góp và mua cổ phần từ các doanh nghiệp khác của ngân hàng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

- Số chi nhánh ngân hàng thương mại được mở phải đảm bảo:

100 tỷ x N1 + 50 tỷ x N2 < C

thương mại thì số chi nhánh ngân hàng thương mại được mở phải đảm bảo:

200 tỷ x N1 + 100tỷ x N2 + C1 + C2 < C

Trong đó:C là vốn điều lệ của ngân hàng thương mại (tính bằng tỷ Đồng Việt

Nam). N1 là số CN đã mở và đề nghị mở tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.N2 là số CN đã mở và đề nghị mở tại đơn vị hành chính ngoài thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,C1: Khoản vốn góp, mua cổ phần theo quy định hiện hành,

C2: Số vốn cấp cho đơn vị sự nghiệp.

Đối với hoạt động của ngân hàng, nhiệm vụ xuyên suốt là phải đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Hiện nay, để đo độ an toàn của hoạt động ngân hàng người ta thường sử dụng hệ số an toàn vốn CAR do Ủy ban hiệp ước quốc tế BASEL ban hành. Theo đó, hệ số này phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng và tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro.

CAR = x 100%

Trong đó:

- Vốn cấp 1 bao gồm vốn góp, vốn được cấp, cổ phần ưu đãi vĩnh viễn, lợi nhuận bổ sung, quỹ thặng dư, các quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển.

- Vốn cấp 2: tỷ lệ phần trăm của giấy nợ chuyển đổi, quỹ đánh giá lại tài sản

Theo quy định hiện hành của Việt Nam, vốn cấp 1 gồm: Vốn điều lệ (vốn góp, vốn được cấp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ dự phòng tài chính , lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm: lợi thế thương mại, khoản lỗ kinh doanh bao gồm các khoản lỗ lũy kế, Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác, Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con;

của pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật, Trái phiếu chuyển đổi do ngân hàng phát hành.

Tổng vốn cấp 2 không được vượt quá vốn cấp 1,Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro và trong thời gian tới theo quy định của Việt nam khoản mục này sẽ được tính vào vốn cấp 2.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 27 - 32)