Môi trường kinh doanh dịch vụ ngày càng trở nên khó khăn hơn với những đối thủ dày dạn kinh nghiệm và ngày càng tinh khôn, nhu cầu đòi hỏi khách hàng ngày càng khắt khe hơn... tất cả đã tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngân hàng. Do vậy, việc tìm hiểu các nhân tốt ảnh hưởng đến năng lực tài chính từ đó ảnh hương lên sức mạnh cạnh tranh là vấn đề quan trọng với bất cứ một hình thức nào.
Tuy vậy, việc xác định nhân tố ảnh hưởng năng lực tài chính là vấn đề phức tạp do năng lực tài chính chịu tác động bởi rât nhiều yếu tố. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng năng lực tài chính thành 2 yếu tố sau:
1.2.3.1 Môi trường vĩ mô
Chính sách, chiến lược của Chính phủ, Nhà nước
Các chính sách, chiến lược của Chính phủ, nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc định hướng phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào, các chính sách do Chính phủ ban hành tác động đến bất cứ ngành nghề nào của nên kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng thì vai trò của Chính phủ, sự tác động của Chính phủ thông qua các chính sách, chiến lược càng mạnh mẽ. Chính phủ chính tạo môi trường kinh tế, pháp luật, chính trị cho NHTM hoạt động, kinh doanh, là người hoạch định đường lối phát triển chung của toàn ngành ngân hàng. Chính phủ có thể có những chính sách tác động đến cung, cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành NH để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển của ngành NH. Chính phủ vừa đóng vai trò là người quản lý và giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò của NHTW. Đồng thời, Chính phủ còn
với tư cách là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn nhất của các. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh các NHTM phải xem xét đến sự tác động của qui định pháp luật, đường lối chiến lược và mức độ ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến xu hướng hoạt động của hệ thống NHTM trong nền kinh tế.
Sự phát triển của hệ thống tài chính
Sự phát triển của hệ thống tài chính được thể hiện qua một số mặt cơ bản như: Sự phát triển các công cụ thị trường tài chính, sự hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường tài chính và hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.
Với sự phát triển của các công cụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế khi cần vốn có thể huy động từ các nguồn. NHTM có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, người có tiền có cơ hội lựa chọn đầu tư ngoài gửi vào NHTM, từ đó làm thu hẹp thị phần huy động và cho vay của các NHTM dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc nâng cao năng lực tài chính của NHTMVN.
Một cơ chế tài chính tự do thông thoáng theo cơ chế thị trường hay điều hành kiểm soát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống các NHTM. Các chính sách như chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và hoạt động ngoại hối, lãi suất có thể tạo điều kiện hoặc cũng có thể gây cản trở cho hoạt động của ngân hàng. Chính sách tự do hóa sẽ tạo quyền chủ động cho các ngân hàng, giúp các NHTM có thể cạnh tranh với các NHTM nước ngoài trong việc sử dụng điều hòa vốn, thu hút nguồn ngoại tệ, thỏa thuận lãi suất với khách hàng và các TCTD. Và ngược lại, nếu cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính là quản lý, điều hành sẽ tác động tiêu cực đến NHTM, không tạo ra môi trường cạnh tranh, tự do hóa trong hoạt động của các ngân hàng, điều này sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo sân chơi cho đối thủ cạnh tranh với các NHTM, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn chủ sở hữu và nâng cao năng lực tài chính của mình.
Với cơ chế hoạt động thông thoáng cho các NHTM được phép: Đa dạng hoá các dịch vụ; Tăng quyền chủ động trong kinh doanh: Không còn bị giới hạn về phạm vi kinh doanh; chủ động tuyển dụng lao động; chủ động tìm kiếm dự án có hiệu quả; Tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các khoản vay; Tự xác định giá trị tài sản đảm bảo theo giá thị trường, sẽ tạo động lực cho các NH chủ động cạnh tranh, nâng cao năng lực tài chính. Thông qua hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế tạo tiền đề cho các tổ chức tài chính, NH nước ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam, tác động đến việc gia tăng đối tác cạnh tranh với các NHTMVN đến từ bên ngoài nền kinh tế, ngược lại thông qua hội nhập cũng tạo tiền đề cho các NHTMVN phát triển thị trường, hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu.
Như vậy, khả năng nâng cao năng lực tài chính của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của thị trường tài chính.
1.2.3.2 Môi trường vi mô
Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong môi trường hoạt động tương lai.
Như vậy, chiến lược kinh doanh của ngân hàng được xây dựng phải dựa trên cơ sở Chính sách về tài chính của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính và thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo tính kế thừa, phải dễ dàng thay đổi để thích ứng với những thay đổi của thị trường theo từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Nội dung của chiến lược phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục và khả thi cao.
Khi một mục tiêu được đưa vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng điều này có ý nghĩa: Thể hiện mục tiêu này đã được Ban lãnh đạo ngân hàng định hướng trong dài
hạn; ngân hàng sẽ phải chuẩn bị yếu tố nguồn lực phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh để đảm bảo mục tiêu được thực hiện; Chiến lược kinh doanh không phải những đường hướng vô định mà luôn hướng đến mục đích, mục tiêu nhất định với ý nghĩa là kết quả chung, khái quát nhất của quá trình kinh doanh mà ngân hàng cần đạt được trong tương lai. Vì vậy khi mục tiêu nâng cao năng lực tài chính được thể hiện trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công.