Công tác dịch vụ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 55 - 82)

Đơn vị: Tỷ VND

Loại hình TH 2007 TH 2008 TH 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Thanh toán 205 22.0% 390 19.0% 544 25.0%

Tài trợ thương mại 161 17.3% 164 8.0% 327 15.0%

Bảo lãnh 317 34.0% 492 24.0% 806 37.0%

Kinh doanh ngoại tệ 177 19.0% 862 42.0% 566 26.0%

SP Phái sinh 19 2.0% 21 1.0% -327 -15.0%

KD thẻ 16 1.7% 21 1.0% 22 1.0%

Ngân quỹ và các DV khác 37 4.0% 103 5.0% 239 11.0%

Tổng cộng 931 100% 2,051 100% 2,177 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007-2009 của BIDV)

Hoạt động thanh toán: Trong những năm qua, BIDV đã tích cực mở rộng mạng

lưới nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong đó cả thanh toán trong nước và chuyển tiền quốc tế. Năm 2008 thu từ hoạt động thanh toán có bước phát triển mạnh mẽ, tăng gần 100% so với 2007 tương đươnggiá trị tăng 185 tỷ đồng. Bước sang năm 2009, thu từ hoạt động thanh toán đã có bước phát triển mạnh mẽ đạt 544 tỷ đồng. Tỷ trọng của hoạt động thanh toán trong tổng thu dịch vụ ròng 3 năm 2007, 2008 và 2009 tương ứng là 22%, 19% và 25%.

Hoạt động tài trợ thương mại: Trong năm 2008, do điều kiện kinh tế khó khăn

nên hoạt động tài trợ thương mại của BIDV cũng chịu một số ảnh hưởng nhất định. Trong năm 2008, BIDV đã tăng cường cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại trên cơ sở hợp tác với các tập đoàn và tổng công ty lớn, nhờ vậy mà doanh số xuất, nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm 2007. Phí dịch vụ năm 2009 tăng trưởng vượt bậc với gần 99% (tương đương tăng 162.46 tỷ đồng)

Hoạt động bảo lãnh: Nhìn chung, dịch vụ bảo lãnh vẫn là một dịch vụ truyền

thống và có ưu thế của BIDV, đặc biệt là bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hoạt động bảo lãnh của BIDV năm 2008 tăng trưởng 55% so với năm 2007, đến năm 2009 đã tăng trưởng 63% so với 2008

387% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng lên tới 42% trong tổng thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống (trong khi năm 2007 chỉ chiếm 19%). Tuy nhiên bước sang năm 2009, tỷ giá USD/VND trên thị trường cao, chênh lệch lớn so với tỉ giá trần của NHNN nên việc mua bán ngoại tệ gặp nhiều khó khăn, doanh số mua và bán đều giảm. Xét về tính cạnh tranh của sản phẩm này, BIDV đứng thứ 2 trên thị trường sau Ngân hàng Ngoại thương.

Hoạt động kinh doanh thẻ: Năm 2005 là năm hoạt động thẻ của BIDV bắt đầu

được triển khai, mở rộng với việc ra đời các thương hiệu thẻ đầu tiên của BIDV, đó là Etrans 365+, Vạn dặm, Power. Hết năm 2009 đã có 830 đơn vị chấp nhận thẻ, 1050 POS; 1,85triệu thẻ ghi nợ. Phí dịch vụ thẻ đạt 22 tỉ, hoàn thành 89% kế hoạch năm.

Các dịch vụ khác:Về hoạt động Ngân quỹ, bao gồm các dịch vụ kiểm đếm ngoài

trụ sở ngân hàng, giữ hộ tiền khách hàng qua đêm, kiểm định tiền thật tiền giả, thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, thu phí trả tiền mặt kiều hối, thu từ dịch vụ bảo quản tài sản... Tính đến thời điểm 31/12/2008, thu từ hoạt động ngân quỹ đạt 16.7 tỷ đồng, bằng 97% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 18 tỉ đồng, tăng 48% so với quí III/2009, tăng trưởng 8% so với cùng kì năm trước

2.2.2. Thực trạng năng lực tài chính của BIDV.

Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một NH. Nhận thức rõ điều này, BIDV đã đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính một cách toàn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ rủi ro, phát triển ổn định bền vững là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động NH. Nâng cao năng lực tài chính của BIDV được thể hiện cụ thể: Tăng vốn chủ sở hữu, qui mô và chất lượng tổng tài sản, khả năng sinh lời cao và khả năng hoạt động an toàn.

2.2.2.1 Vốn chủ sở hữu

chủ sở hữu của ngân hàng đạt 17,639 tỷ đồng, tương đương 900 triệu USD và tăng 30.82% so với 2008, đưa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản tăng từ mức 5.47% năm 2008 lên 5.95% 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

Có được kết quả này chủ yếu do vốn điều lệ tăng thêm 1,743 tỷ đồng lên mức 10,499 tỷ đồng, các quỹ của ngân hàng cũng tăng mạnh (1,881 tỷ đồng). Bên cạnh đó, kết quả lợi nhuận trong năm đạt được ở mức cao cũng đã làm giảm đáng kể khoản lỗ lũy kế từ những năm trước theo chuẩn mực quốc tế do có sự khác nhau về chuẩn mực trong việc trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Bảng 2- : Vốn chủ sở hữu qua các năm

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Vốn điều lệ 3,971 4,077 7,699 8,756 10,499

Vốn chủ sở hữu 6,531 7,558 11,635 13,484 17,639

Tổng tài sản 121,403 161,600 204,511 246,520 296,432

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV 2005-2009)

-10 Ngân hàng TMVN: Vốn CSH bình quân 10 NHTM lớn nhất Việt Nam

-20 Ngân hàng KV Châu Á: Vốn CSH bình quân 20 Ngân hàng thuộc 500 Ngân hàng hàng đầu Châu Á

Biểu đồ 2- :Tương quan về quy mô vốn CSH của BIDV (năm 2009)

Trên phương diện vốn CSH thì quy mô các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của BIDV nói riêng đang ở mức rất khiêm tốn, Ngân hàng lớn nhất Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1 tỷ USD (22,000 tỷ đồng), BIDV gần 1 tỷ USD, trong khi bình quân 20 trong số 500 Ngân hàng hàng đầu Châu Á có vốn CSH bình quân đạt hơn 3.1 tỷ USD

Năm 2009, BIDV được xếp hạng thứ 14 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnam Report đánh giá dựa trên các tiêu chí doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng số lao động; năm 2008 BIDV được xếp hạng thứ 35.

Quy mô vốn tự có tăng lên, tạo điều kiện cho BIDV đầu tư hệ thống công nghệ, máy móc hiện đại. BIDV đã triển khai và hoàn thành một số dự án CNTT trong vài năm gần đây. Năm 2005, BIDV đã hoàn thành thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng thiết lập một hệ thống core-banking mới với các phần mềm chuyên nghiệp phục vụ như yếu tố chủ yếu của hạ tầng công nghệ thông tin của BIDV. BIDV hiện nay đang hoạt động trên một hệ thống thống nhất với một trung tâm dữ liệu được liên kết với tất cả các chi nhánh và hội sở chính, cung cấp sự hỗ trợ hoạt động và phân tích nhanh chóng và đầy đủ. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu tăng lên, cũng giúp BIDV mở rộng mạng lưới mạnh mẽ, hiện nay BIDV có 108 chi nhánh cấp 1 với hơn 300 phòng giao dịch, 110 quỹ tiết kiệm điểm giao dịch, gần 1000 máy rút tiền tự động (ATM) và hàng chục ngàn điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.

Ngoài ra, BIDV hiện nay đã thành lập được 7 công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực và 7 công ty liên doanh với các nước như Lào, Nga, Campuchia, Mianma,.. đây sẽ là tiền đề cho BIDV thâm nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

Hệ số CAR - một thước đo chính khả năng của ngân hàng chống đỡ rủi ro- mức tiêu chuẩn của Việt Nam đã thay đổi từ giữa năm 2005, yêu cầu về hệ số CAR ngày càng tiếp cận đến chuẩn mực quốc tế (theo QĐ 457/2005/QĐ-NHNN tháng 4/2005). Quyết định này bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 8% và có thời gian ân hạn 3 năm (tới tháng 5/2008) cho các tổ chức tín dụng thực hiện để đáp ứng mức tối thiểu này. Theo báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS – Vietnam Accounting Standards), CAR năm 2009 của BIDV được cải thiện đáng kể và đạt 9,53% so với 8.94% của năm 2008, đáp ứng chuẩn tối thiểu về an toàn vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước hiện hành là 8%. Tuy nhiên, nếu xét theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS – International Financial Reporting Standards) thì hệ số CAR của BIDV năm 2009 chỉ 7.55%, tăng 0.93% so với năm 2008

Bảng 2- :Vốn và các tỷ lệ an toàn vốn của BIDV

Chỉ tiêu 2009 IFRS 2008 2009 VAS 2008

Vốn tự có (tỷ đồng) 13,977 9,968 17,639 13,484,013

CAR (%) 7.55% 6.62% 9.53% 8.94%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV 2009)

Hiện nay, phần lớn các tài sản cố định của ngân hàng được phản ánh thấp hơn giá trị thực tế. Khi có cơ chế cho việc định giá lại tài sản cố định và chứng khoản đầu tư thì đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho ngân hàng.

Xu thế an toàn vốn được BIDV liên tục điều chỉnh để tiệm cận với thông lệ quốc tế nhằm lành mạnh hoá tính hình tài chính. Từ năm 2005 đến năm 2009 hệ số vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản cũng đã tăng lên5.95% góp phần đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống. Tốc độ tăng trưởng vốn/Tổng tài sản không nhanh chủ yếu là do trong 05 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cũng đạt 25.1% so với tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu 29.1%

Bảng 2- : Xu hướng an toàn vốn của BIDV qua các năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Vốn tự có/Tổng tài

sản 5.54% 4.82% 5.78% 5.47% 5.95%

CAR (VAS) 3,36% 5,5% 6,67% 8.94% 9.53%

CAR (IFRS) 6.62% 7.55%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV 2005-2009)

Hệ số CAR đã đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà Nước Việt nam là tối thiểu 8%, tuy nhiên BIDV cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để CAR đạt ít nhất 8% khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (theo IFRS CAR 2009 của BIDV là 7.55%) và xa hơn nữa là đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế Basel III vừa mới được 27 Ngân hàng TW thông qua tháng 9/2010.

Ghi chú:10 Ngân hàng Châu Á bao gồm những ngân hàng hàng đầu như ANZ, State Bank of India, Citibank Singapore, Siam Commercial bank ..

10 Ngân hàng TM hàng đầu Việt Nam như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, ACB, Sacombank, Eximbank...

So với các Ngân hàng trong khu vực, hệ số CAR của BIDV đang ở mức khá thấp (9.53% theo VAS và 7.55% theo IFRS), như vậy BIDV cần nỗ lực hơn để nâng hệ số an toàn vốn lên đạt với chuẩn khu vực và thế giới (theo chuẩn quốc tế).

Với nỗ lực đưa hoạt động của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, BIDV trong những năm gần đây đã từng bước chuẩn bị cho việc thực hiện tiêu chuẩn Basel II: - Đối với tỷ lệ vốn an toàn:BIDV hiện nay quản lý tỷ lệ vốn an toàn theo Quyết định số 457 của NHNH. Kể từ cuối năm 2006, BIDV đó sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm nâng cao chất lượng tài sản có rủi ro để tăng CAR. Và đang dần áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS để minh bạch tình hình tài chính. Sắp tới từ ngày 01/10/2010, theo thông tư 13/2010/NHNN, hệ số này sẽ tăng lên 9%, vì vậy BIDV cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng hệ số này.

- Đối với giám sát và tăng cường kiểm soát nội bộ: BIDV đa triển khai dự án chuyển đổi mô hình tổ chức của mình nhằm đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng cho phự hợp với các thông lệ quốc tế theo mô hình TA2.

2.2.2.2 Quy mô và chất lượng của tài sản- nguồn vốn

BIDV ngoài việc củng cố, nâng cao vốn chủ sở hữu, tạo điều kiện thúc đẩy năng lực tài chính của ngân hàng thì việc cải thiện chất lượng tài sản, nguồn vốn là điều cấp thiết cần được thực hiện.

Hoạt động tín dụng:

Năm 2009, tổng dư nợ của BIDV đối với khách hàng đạt 206,402 tỷ đồng, tăng 45,119 tỷ đồng tương đương tăng 28.2% (bình quân 05 năm qua tăng trưởng 22%), trong đó chủ yếu tăng từ các khoản cho vay thương mại (chiếm 95%), cho vay chỉ định và kế hoạch Nhà Nước giảm dần qua các năm và tính đến cuối năm 2009 tỷ lệ này chỉ chiếm 0.4% tổng dư nợ.

Biểu đồ 2- : Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua

Hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn có nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, BIDV cũng không phải ngoại lệ, vì vậy trong thời gian qua BIDV đã rất chú tâm đến công tác phát triển tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng. Bình quân 05 năm qua, dư nợ tín dụng đối với khách hàng tăng 24.9%, và chất lượng tín dụng đang không ngừng được nâng cao, với tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2.2% của năm 2009 so với 11.61% của năm 2005.

Tuy nhiên, dư nợ của BIDV vẫn đang có tính tập trung cao các doanh nghiệp mà chưa chú trọng đến xu thế phát triển của ngân hàng bán lẻ hiện đại và linh hoạt, bên cạnh đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn có xu thế tăng trong năm 2009 với 44.5% tổng dư nợ.

Biểu đồ 2- : Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn và theo đối tượng khách hàng

Cơ cấu dư nợ đối với của BIDV cũng có nhiều thay đổi trong 03 năm vừa qua, theo đó dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng và đạt tỷ lệ 73.9% trên tổng dư nợ, BIDV đã có nhiều chỉ đạo nhằm giảm tỷ trọng nợ trung và dài hạn xuống khoảng 30-35% tuy nhiên trong thời gian qua BIDV đã chưa thực hiện được mục tiêu này.

Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng, tuy nhiên, cùng với đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực này cũng là lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro lớn nhất. Để giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động cho vay, BIDV đã thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành. Đồng thời BIDV cũng ban hành một hệ thống đánh giá, phân loại khách hàng nội bộ của mình để thực hiện phân tích rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, đánh giá khách hàng và hiệu quả của phương án kinh doanh, hiệu quả dự án đầu tư trước, và trong quá trình cho vay.

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng dư nợ 85,434 98,565 131,984 160,983 206,402

Nợ xấu 9,923 8,689 4,744 3,051 4,371

Dự phòng nợ xấu 2,080 1,993 3,368 2,575 2,121

Dư phòng nợ xấu/ Tổng nợ xấu 21.0% 22.9% 71.0% 84.4% 48.5% Tỷ lệ nợ xấu (NPL/Tổng dư nợ) 11.61% 8.82% 3.59% 1.90% 2.12%

Trong thời gian qua, BIDV đã tập trung cơ cấu lại hệ thống tín dụng của mình, kết quả tỷ lệ dự phòng nợ xấu/Tổng số nợ xấu tăng mạnh trong những năm vừa qua, bên cạnh đó chất lượng tín dụng được cải thiện nên tỷ lệ nợ xấu của BIDV thời gian qua giảm rất mạnh, từ mức 11.61% năm 2005 thì đến hết năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 2,12%, tỷ lệ nợ xấu giảm cũng một phần do BIDV thực hiện sử dụng quỹ DPRR để xử lý một lượng lớn nợ xấu ra ngoại bảng, biện pháp này đã làm giảm đáng kể dư nợ xấu.

Để thực hiện xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách bài bản, thống nhất, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu tại Hội sở chính, tại từng Chi nhánh cũng thành lập các tiểu ban chỉ đạo xử lý nợ xấu. Tiểu ban này họp định kỳ để đánh giá tình hình nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu của các đơn

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 55 - 82)