Định hướng hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 100)

Hoạt động chính là dịch vụ tài chính

Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vực truyền thống là tín dụng, huy động vốn và thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác, được chia theo hai khối chính là kinh doanh ngân hàng bán buôn (đối tượng khách hàng chính là các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính) và kinh doanh ngân hàng bán lẻ (đối tượng khách hàng chính là các hộ gia đình và tầng lớp dân cư).

Hoạt động ngân hàng đầu tư: BIDV thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc loại hình công ty khác mà BIDV nắm giữ cổ phần hoặc có phần vốn góp theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm: BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm dưới hình thức thành lập công ty có liên quan hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động phi tài chính:

- Kinh doanh và đầu tư bất động sản;

- Đầu tư xây dựng, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng; - Các hoạt động khác không trái quy định của pháp luật.

Các hoạt động của công ty con

hình thức sở hữu các Công ty con. Với một số công ty như Công ty TNHH một thành viên Chứng khoán BIDV (BSC) và Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) sẽ tiến hành cổ phần hóa, dự kiến hoàn tất trong năm 2010

Với một số công ty khác như hai Công ty cho thuê tài chính, BIDV sẽ triển khai kế hoạch sáp nhập trước khi thực hiện chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo đúng quy định tại Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tương tự, Công ty BAMC cũng sẽ thực hiện chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên.

3.2.2. Định hướng năng lực tài chính

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng

- Tăng trưởng tổng tài sản duy trì ở mức: 21-23%/năm - Tăng trưởng tín dụng: 20-23%/năm

- Tăng trưởng huy động vốn: 25-27%/năm

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu

- Cơ cấu Dư nợ/tổng tài sản: ≤ 65%

+ Dư nợ cho vay trung dài hạn/Tổng dư nợ: ≤ 40-42% + Dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ: ≥18%

- Cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn/Huy động vốn: ≥ 35% - Cơ cấu huy động vốn dân cư/Huy động vốn: ≥ 50%

Nhóm chỉ tiêu về chất lượng

- Thu dịch vụ ròng/LNTT: ≥ 40% - Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 2,8%

- NIM: ≥ 2,5% - CAR: ≥ 9%

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

- Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: ≥ 30%/năm - ROA ≥ 1,5%

- ROE ≥17%

Bảng 3- : Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu dự kiến giai đoạn 2010 - 2014

TT Chỉ tiêu Dự kiến số tuyệt đối

2010 2011 2012 2013 2014

I Chỉ tiêu tăng trưởng

1 Tổng tài sản 364,543 443,656 541,047 665,844 820,228 2 Huy động vốn CK 258,002 323,064 404,084 506,060 634,903

3 Tín dụng 247,682 297,219 359,635 438,754 539,668

4 VCSH 28,903 35,422 41,449 49,315 59,346

II Chỉ tiêu cơ cấu

1 Dư nợ/TTS 66.0% 65.0% 64.5% 64.0% 64.0%

2 Dư nợ TDH/ Tổng DN 47% 45% 43% 42% 40%

3 Dư nợ bán lẻ/ Tổng DN 12.5% 13% 15% 17% 19%

4 Nguồn vốn TDH/HĐV 22% 30% 35% 37% 39%

5 Huy động vốn dân cư/HĐV 45% 47% 50% 52% 55%

III Chỉ tiêu chất lượng

1 Thu DVR 1.896 2.559 3.455 4.664 6.296

2 NPL <2.8% <2.8% <2.8% <2.8% <2.8%

3 Dư nợ/HĐV 90.5% 86.7% 83.9% 81.7% 80.1%

IV Chỉ tiêu hiệu quả

1 Tăng trưởng LNTT 4.491 5.987 7.817 10.092 13.041

2 ROA 1.10% 1.20% 1.28% 1.35% 1.42%

3 ROE 15.57% 15.02% 16.41% 17.94% 19.37%

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV

3.3.1. Giải pháp trực tiếp.

3.3.1.1 Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu

Để trở thành một NH vững mạnh, có quy mô lớn và hệ số an toàn đạt chuẩn quốc tế thì BIDV cần có giải pháp mạnh mẽ trong việc tăng vốn tự có. Đây là điều kiện để BIDV có chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển mạng lưới và tranh thủ bảo toàn thị phần trong cuộc đua tăng vốn của các NHTMCP nhằm nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do.

Thứ nhất: Tăng vốn từ nguồn nội bộ, cụ thể ở đây là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung có ý nghĩa quan trọng, giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao. Nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng. Để đạt được điều này, ngân hàng cần nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng

tài sản, tăng doanh thu, giảm chi phí để có thể mang lại lợi nhuận cao nhất.

Thứ hai: Cổ phần hóa BIDV, tăng vốn bằng cách cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu,

trái phiếu chuyển đổi được xem là một giải pháp tăng vốn tối ưu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cổ phần hoá trên cơ sở giữ nguyên phần vốn hiện có của Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá, đồng thời huy động thêm vốn từ việc bán cổ phần cho cán bộ nhân viên của ngân hàng, cho các cổ đông chiến lược là các ngân hàng, các TCTD và nhất là các TCTD nước ngoài có uy tín, tiềm năng về tài chính, công nghệ và quản lý ngân hàng.

Ngày 11/07/2007, BIDV đã chính thức ký kết Hợp đồng dịch vụ tư vấn cổ phần hoá với Tập đoàn Tài chính Morgan Stanley. Theo đó, Morgan Stanley sẽ thực hiện tư vấn cổ phần hoá (CPH) cho BIDV theo 5 cấu phần là: tư vấn xây dựng và thực hiện phương án cổ phần hoá BIDV; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp BIDV; tư vấn lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược; tư vấn chuẩn bị và phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong nước và tiến hành niêm yết tại một trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam; và tư vấn quá trình chuẩn bị và đề xuất cho BIDV phương án chào bán quốc tế và niêm yết tại nước ngoài.

Sau nhiều lần trì hoãn, theo lộ trình cổ phần hóa được duyệt mới nhất, đến quý I năm 2011, BIDV sẽ hoàn tất việc cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo hình thức ngân hàng thương mại cổ phần.

Thứ ba:Tăng vốn thông qua việc Bộ tài chính, NHNN cấp bổ sung vốn điều lệ ,

trong giai đoạn hiện nay, để nâng vốn điều lệ lên ngang tầm mức của NH khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực và lành mạnh hóa tài chính, không thể thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2010, vốn tự có của BIDV đã được cấp bổ sung thêm 4.000 tỷ, trước thời điểm cổ phần hóa, BIDV có thể đề nghị Bộ tài chính, NHNN cấp bổ sung vốn điều lệ. Bên cạnh đó, BIDV trình Bộ tài chính cho phép hoãn thuế phải nộp hàng năm để tăng vốn thêm. Với mức thuế suất cao như hiện nay, mỗi năm BIDV phải nộp thuế gần 500 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn bổ sung vốn khá lớn cho ngân hàng.

Thứ tư: Trích lập Dự phòng chung đầy đủ, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi để ngoài việc trích đủ DPRR cụ thể thì BIDV có thực hiện trích lập DPRR chung, điều này sẽ tăng vốn tự có của BIDV, đảm bảo hệ số an toàn CAR đạt tỷ lệ tối thiểu theo thông lệ quốc tế.

Thứ năm: Tăng vốn tự có từ nguồn định giá lại tài sản, hiện nay, phần lớn tài sản

cố định của BIDV (trụ sở, cơ sở làm việc, tài sản là bất động sản…) được phản ánh thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế. Việc định giá lại tài sản của BIDV (cả tài sản hữu hình và vô hình) sau một thời gian hoạt động dài là cần thiết, tuy nhiên cần phải làm đồng loạt với các TCTD khác và tuân theo những nguyên tắc chung, công thức chung do Nhà nước ban hành. Đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho BIDV. Có nhiều hình thức để định giá lại tài sản như: BIDV tự định giá, thuê tư vấn nước ngoài định giá hoặc định giá thông qua bán đấu giá cổ phiếu trên TTCK. Việc định giá lại tài sản BIDV sẽ rất phức tạp, đặc biệt là các tài sản vô hình như định giá thương hiệu vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Giải pháp hiệu quả hơn là BIDV có thể thuê một tổ chức quốc tế đánh giá lại tài sản, tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn do chi phí thuê tư vấn nước ngoài có thể lên tới vài trăm ngàn đến triệu đô la Mỹ.

Thứ sáu: Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2, Giải pháp này đã được BIDV triển

khai năm 2006 với việc phát thành công 3.250 tỷ đồng. Trên cơ sở nhu cầu đầu tư dài hạn, để phát hành trái phiếu tăng vốn thành công không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên thị trường quốc tế, BIDV cần thuê tư vấn của một NH toàn cầu, có uy tín và giàu kinh nghiệm phát hành các công cụ nợ; xây dựng Bản cáo bạch đúng theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (đặc biệt là có tư vấn luật quốc tế trong xây dựng Bản cáo bạch), quảng bá phát hành trái phiếu tăng vốn (thông qua các chương trình roadshow nội địa và quốc tế) và quyết định chính xác giá trái phiếu cũng như thời điểm phát hành.

Thứ bảy:Thôn tính, mua lại, sáp nhập ngân hàng, giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của

thế giới. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, xu hướng sáp nhập làm thay đổi sâu sắc quan niệm về sức mạnh kinh tế và thực tế đã đem lại lợi ích to lớn đối với những NH sáp nhập. Việc sáp nhập đã tạo ra những thể chế NH với tổng số vốn hàng trăm tỷ USD, có khả năng huy động vốn cũng như đầu tư vào các công trình có qui mô lớn, lợi nhuận lớn hơn nhiều. Các cuộc sáp nhập làm tăng khả năng hỗ trợ giữa các bên, loại bỏ được nguy cơ đối đầu cạnh tranh, tạo ra những cơ hội mới đối với các tập đoàn, NH thành viên về khả năng mở rộng thị trường, giảm chi phí, tận dụng những lợi thế về khoa học công nghệ để đánh bại những NH có năng lực yếu hơn.

Ở nước ta, trước mắt có thể nghiên cứu các phương pháp hợp nhất một số NHTMCP làm ăn có hiệu quả, hoặc NHTM nhà nước lớn mua lại NHTM cổ phần nhỏ dưới hình thức thôn tính. Như BIDV mua ngân hàng TMCP Đại Á năm 2007.

Tóm lại: Nếu BIDV thực hiện được các giải pháp đã nêu trên, thì qui mô vốn chủ sở

hữu sẽ ngày càng tăng và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) sẽ được cải thiện và có thể đạt được theo thông lệ quốc tế. Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, theo đó hệ số an toàn vốn đã được Ngân hàng Nhà Nước nâng lên 9% từ 8%, bắt đầu áp dụng từ 01/10/2010. Do đó, trong thời gian tới BIDV cần phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để đảm bảo hệ số an toàn vốn đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà Nước cũng như xu thế chung của các Ngân hàng trên thế giới

3.3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tài sản

Nhìn chung đối với các ngân hàng thương mại, dư nợ tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, do vậy cần phải tập trung quản lý tốt chất lượng tín dụng. Tín dụng là hoạt động truyền thống và cơ bản của ngân hàng, và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Việc năng cao chất lượng hoạt động tín dụng đóng vai trò tiên quyết trong việc nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Trong những năm tới, BIDV cần thực hiện một loạt các giải pháp để có thể năng cao chất lượng hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa tài chính, giảm dư nợ xấu, giảm thiểu rủi ro.

liệt trong công tác xử lý nợ xấu, vốn là gánh nặng trong vấn đề tài chính của BIDV. Để thực hiện xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách bài bản, thống nhất, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp.

Ngân hàng tiến hành cơ cấu lại nợ đối với khách hàng có phương án sản suất kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và tiềm lực phát triển đối với khách hàng để áp dụng các biệp pháp khác nhau như: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả; khởi kiện ra toà áp dụng với những khoản nợ xấu mà khách hàng vay vốn có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh, không có thiện chí trả nợ, nhất là những khách hàng có dấu hiệu lừa đảo đối với ngân hàng; khai thác hoặc phát mãi tài sảnTài sản đảm bảo là cơ sở để Ngân hàng thu hồi vốn tốt nhất khách hàng không trả được nợ. Bên canh đó, BIDV có thể tiến hành bán nợ Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC).

Bên cạnh đó, để đảm bảo đưa hoạt động cho vay của BIDV phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của BIDV cần được nghiên cứu xây dựng mang tính dài hạn và ổn định, trong đó có chú trọng đến chính sách phát triển sản phẩm cho vay. Cần có một kết cấu tín dụng hợp lý, đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng bản lẻ, xây dựng chính sách quản lý rủi ro, tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát và cảnh báo sớm rủi ro.

Bên cạnh việc năng cao chất lượng tín dụng, BIDV cũng cần chú trọng cải thiện danh mục đầu tư thông qua hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và nhiều tiềm năng phát triển; tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển và hiệu quả sinh lời cao như bất động sản, tài nguyên và khoáng sản. Các hoạt động đầu tư này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NH, điều chỉnh đa dạng cơ cấu tài sản có, lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản.

Như vậy với các giải pháp đồng bộ trong việc xử lý nợ xấu và kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đa dạng hoá danh mục đầu tư nêu trên thì BIDV có thể cải thiện

được chất lượng tài sản trong thời gian tới, góp phần định hướng cho BIDV trở thành tập đoàn tài chính-NH đa năng hàng đầu tại Việt Nam.

3.3.1.3. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời.

Với thu nhập từ lãi và các khoản tương đương, vì vậy trước mắt quản lý tốt các hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và đã được trình bày trên phần tài sản có, bên cạnh đó BIDV cần thực hiện các biện pháp sau để nâng cao khả năng sinh lời cũng như kết cấu lợi nhuận của BIDV.

Nâng cao tỷ trọng doanh thu từ hoạt động dịch vụ trong tổng doanh thu

Nhìn chung, khả năng sinh lời của BIDV đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tuy nhiên các chỉ số này so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần vẫn còn thấp. Định hướng lâu dài của BIDV là trở thành ngân hàng đa năng tiến tới trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh, hoạt động dịch vụ càng ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, doanh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 100)