CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Sinh học và sinh thái học của NNS
1.2.2.2. Bảo vệ cây chủ trƣớc những điều kiện môi trƣờng bất lợi
Vai trò này của NNS đƣợc thảo luận qua mấy trƣờng hợp sau đây:
- NNS của các loài đƣớc [113]: các lồi đƣớc khác nhau đã thích nghi với một nơi sống khác thƣờng, đó là vùng nƣớc mặn có bùn, đất kị khí, có hoạt động thuỷ triều, và có sự cạnh tranh cao độ giữa các vi sinh vật và giữa các động vật. Sự liên kết giữa NNS với các loài cây đƣớc giúp cây chủ chống lại các điều kiện môi trƣờng bất lợi và cho phép chúng cạnh tranh thắng lợi đối với các nấm hoại sinh phân huỷ những phần già cỗi của cây.
- NNS của cây Catharanthus roseus [94]: Tại hai địa điểm đại diện cho hai hệ sinh thái khác nhau ở miền bắc Ấn Độ, các tác giả đã so sánh tổng tần số định cƣ của 183 chủng NNS thuộc 18 loài, phân lập đƣợc từ lá, thân, và rễ cây tại hai địa điểm ấy. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về tần số này ở lá và thân giữa hai địa điểm ấy. Từ đó họ cho rằng tần số định cƣ cao (trong mô lá và thân ở một địa điểm nào đó) có mối tƣơng quan với các stress trong môi trƣờng sống của cây. Có lẽ, theo một số tác giả khác [128, 135, 142], sự định cƣ của các cơ thể nội sinh trong mơ cây góp phần làm cho cây đề kháng với các stress nhiệt và/hoặc khô hạn.
Cũng trong nghiên cứu nói trên, các tác giả ngạc nhiên nhận thấy NNS
Chaetomium globosum chỉ có mặt ở lá cây, mà khơng có ở thân và rễ. Thông thƣờng, nấm này đƣợc biết là có mặt ở đất, ở rơm đang mục nát và các mảnh hữu cơ khác, chứ hiếm khi là một NNS ở lá [94]. Nhƣ vậy, sự có mặt của C. globosum ở lá khiến các tác giả cho rằng các nấm này của đất cũng có thể xâm nhập theo cách nào đó để trở thành NNS của cây. Có lẽ sự có mặt của C. globosum, đặc biệt ở các mô lá của cây Catharanthus roseus trong những điều kiện bất lợi cho cây, có thể bảo vệ lá cây chống lại các stress nhiệt [142].