Giới thiệu hai cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 56 - 60)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. Giới thiệu hai cây thuốc

1.7.1. Khổ sâm - Croton tonkinensis Gagnep. - họ Euphorbiaceae

Là loài đặc hữu của Việt Nam, là cây thuốc dân gian chữa đƣợc một số bệnh phổ biến.

Các tên gọi khác: cổ sâm, sâm nam, kẻ chỉ (ở vùng Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) [4].

Phân bố: Cây khổ sâm¸ mọc hoang, gặp ở nhiều vùng nhƣ Ninh Bình, Hồ

Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hoá. Hiện nay cây đƣợc trồng nhiều ở các trạm xá đông y, y tế xã và nhà dân.

Tác dụng chữa bệnh: Khổ sâm là cây thuốc dân gian, chữa đƣợc một số

bệnh, nhất là bệnh đƣờng ruột cho ngƣời và gia súc. Có thể dùng lá tƣơi nhai sống, vò hoặc giã nát để lấy nƣớc uống chữa các bệnh đau bụng, đi ngoài, hậu sản, lở loét ngoài da, các vết thƣơng nhiễm trùng, viêm loét hoành tá tràng, đau dạ dày, sốt rét. Ở Hƣng Yên, cành, lá khô đƣợc đem sao vàng, sắc lấy nƣớc uống để chữa bệnh tê thấp. Lá khổ sâm kết hợp với một số dƣợc liệu khác nhƣ lá ngâu, lá nhót dùng làm thuốc chữa bệnh hen; kết hợp với vỏ bƣởi đào dùng làm thuốc chữa bệnh sốt rét. Thành phần hố học và hoạt tính sinh học của cây khổ sâm

Từ cây khổ sâm đã nhận dạng đƣợc nhiều hợp chất. Ngoài axit benzoic là chất đơn giản, những chất còn lại là phức tạp và khác nhau phụ thuộc vào các nhóm Δ5

* Về các hợp chất alcaloit

Đã phân lập đƣợc hai alcaloit hiếm có cấu trúc là 2,3,10-trimetoxyberbin-11- ol và 2,3,10- trimetoxy-8α- metylberbin-11-ol [6]. Alcaloit tồn phần thì có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét [8].

* Về các hợp chất flavonoit

Đã xác định tác dụng kháng khuẩn của các flavonoit, và hàm lƣợng flavonoit toàn phần là 2,78% [12]. Mặt khác, đã phát hiện thấy 3 flavonoit chủ yếu. Một trong 3 chất này đã đƣợc phân lập và nhận dạng là tilirosit, đó là kaempferol-3-O-β-D-(6”- O-coumaroy)-glucopyranysit [75]. Ngồi ra đã phân lập đƣợc hai thành phần chính của flavonoit đó, là apeginin-8-C-β-D-glucopyranysit hay vitexin, và apeginin-6-C- β-D-glucopyranysit isovitexin, và thành phần phụ đƣợc nhận dạng là kaempferol [10, 75] .

* Về các hợp chất ditecpenoit

Các hợp chất loại này chiếm tới 52% lƣợng các hợp chất đã phân lập và nhận dạng đƣợc từ các loài thuộc chi Croton. Cách gọi tên và cấu trúc hoá học của chúng rất đa dạng, từ loại khung khơng vịng cho đến khung đa vòng giáp nhau.

Các ent-kauran thuộc loại ditecpen có kiểu cấu trúc 4 vịng kết dính và hiện mới chỉ gặp ở 4 loài của chi Croton .

Từ cây khổ sâm đã phân lập và nhận dạng đƣợc cấu trúc hoá học của 13 chất ent-kauran, đó là: ent-7β-hydroxy-18 axetoxykaur-16-en-15-one (1); ent-(16S)-7β- hydroxy-18 axetoxykaur -15-one (2); ent-7β,18- dihydroxykaur-16-en-15-one (3); ent-1α-axetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16-en-15-on(4); ent-7β,14α- dihydroxykaur- 16-en-15-one (5); ent-18-axetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16-en-15-one (6); ent-1α, 14α- diacetoxy- 7β-hydroxykaur-16-en-15-one (7); ent-1α, 7β- diacetoxy- 14α - hydroxykaur-16-en-15-one (8); ent-18-axetoxy-14α-hydroxykaur-16-en-15-one (9); ent-11α-axetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16-en-15-one (10);ent-kaur-16-en- 15- one- 18-oic axit (11); ent- 18- hydroxykaur-16-en (12); ent-1α, 7β, 14α-triacetoxykaur- 16-en-15-one (13). Trong đó 5 chất số 1 đến 5 là những chất mới [6, 10, 116].

Theo Phạm Thị Hồng Minh thì dịch chiết metanol của lá cây cho hoạt tính kháng mạnh với cả 2 loại vi khuẩn Gram (-) và VK Gram (+) và cả nấm mốc. Đặc biệt các dịch chiết này cịn có khả năng gây độc với các dòng tế bào ung thƣ ngƣời, là dòng Hep-G2 (ung thƣ gan), RD (ung thƣ cơ vân ), Fl (ung thƣ màng tử cung), KB (ung thƣ biểu mô) và VR (tiền ung thƣ thận khỉ) [6].

Phan Tống Sơn và cs cho biết, chất ent-7β-hydroxy-18 axetoxy-kaur-16en-

15-one (1) phân lập từ lá cây khổ sâm có hoạt tính kháng kí sinh trùng sốt rét kháng thuốc, Plasmodium falciparum, in vitro [9]. Ngồi ra ditecpen này có tác dụng rõ rệt với một số dòng tế bào ung thƣ ngƣời (Hep-G2, RD, Fl) và ức chế mạnh một số chủng vi khuẩn; đây là hợp chất có nhiều triển vọng nhất để tạo ra các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao. Về phần ent-kauran (2), nó có cấu trúc tƣơng tự chất (1) nhƣng trong phân tử mất đi cấu trúc enon, do đó có phổ tác dụng hẹp (chỉ ức chế vi khuẩn Bacillus subtillis) [7].

Trong một nghiên cứu khác, Phan Tống Sơn cho thấy hoạt chất ent-kauran ditecpenoit từ lá cây khổ sâm có độc tính cấp theo đƣờng uống cho chuột gấp 500 lần liều dùng dự kiến cho ngƣời [11]; về độc tính bán trƣờng diễn, khi cho ngƣời uống chất này liên tục trong 4 tuần với liều gấp 3 lần liều dùng dự kiến, thì các chức năng gan, thận, tạo huyết không bị ảnh hƣởng.

1.7.2. Bùm bụp - Mallotus apelta Lour. - họ Euphorbiaceae

Đây là cây thuốc đƣợc dùng ở Việt Nam và Trung Quốc.

Các tên gọi khác: Bục trắng, Ba bét, Bui bui, Bai bai, Bùng bục

Phân bố: Cây này đƣợc tìm thấy ở nhiều tỉnh khắp Việt Nam, nhƣ Sơn La,

Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hồ Bình, Ninh Bình, Hà Nam,… cho đến các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu… Ngồi ra cây cịn có mặt ở Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á [1,5].

Tác dụng chữa bệnh: Theo Đỗ Tất Lợi [4], lá cây bùm bụp có vị hơi đắng,

chát, tính bình; rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng; lá và vỏ thân có tác dụng tiêu viêm, cầm máu; rễ đƣợc dùng để chữa viêm gan mãn tính, sƣng lá lách, sa tử cung và trực tràng, huyết trắng, phù thũng khi có thai, viêm ruột ỉa chảy; vỏ thân cịn có

tác dụng chống nôn, chữa viêm loét hành tá tràng, cầm máu. Ngồi ra, lá cây cịn đƣợc dùng chữa trị viêm tai giữa, mụn nhọt, các tổn thƣơng và chảy máu.

Ở Trung Quốc, cây bùm bụp đƣợc dùng nhƣ một vị thuốc dân tộc cổ truyền để chữa các bệnh viêm nhiễm, máu trắng, các bệnh về gan và đƣờng tiêu hoá. Các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện dịch chiết metanol của cây này có hoạt tính chống HIV.

Thành phần hố học và hoạt tính sinh học của cây bùm bụp

Từ dịch chiết etylacetat của lá cây đã phân lập đƣợc 2 hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa cao là astibin và quexitrin [20].

Từ rễ của cây bùm bụp đã phân lập đƣợc chất maloapeltin, đây là một pyridin dạng alcaloit. Hợp chất này có hoạt tính chống HIV [42].

Trong các nghiên cứu sàng lọc tìm kiếm các hợp chất ức chế sự hoạt hoá yếu tố nhân (Nuclear factor Kappa-B NF-kB), dịch chiết metanol của lá cây bùm bụp thể hiện tính kháng mạnh đối với sự hoạt hoá NF-kB và đã đƣợc lựa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu. Theo định hƣớng này, đã phân lập đƣợc 7 hợp chất mới, trong đó 6 chất mới là dẫn xuất benzopyran, và một chất tritecpen. Ngồi ra, cịn phân lập đƣợc 19 hợp chất khác đã biết. Trong số các hợp chất đã phân lập đƣợc thì các benzopyran đều có hoạt tính mạnh kháng hai dịng tế bào ung thƣ, là ung thƣ gan ngƣời và ung thƣ biểu mô. Đặc biệt, thành phần chính của lá cây (maloapelta B) khơng những ức chế 2 dịng tế bào ung thƣ gan và ung thƣ cơ vân, mà còn thể hiện hoạt tính kháng rất mạnh NF-kB hoạt hố, với giá trị IC50 = 0,54 ± 0,05µM [5, 95].

Nhƣ vậy, cây khổ sâm và cây bùm bụp là hai cây thuốc rất có tiềm năng. Chính vì thế hai cây này đã đƣợc nghiên cứu nhiều về hóa học, cả ở trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các nấm nội sinh của hai cây thuốc đó, và khả năng tổng hợp các hoạt chất trong điều kiện lên men tách rời cây chủ còn chƣa đƣợc nghiên cứu. Chính vì thế luận án của chúng tơi nhắm vào nội dung này, nhằm góp phần khai thác hiệu quả hơn nữa các tiềm năng của hai cây thuốc quí giá này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)