Mối liên quan giữa enzym với vai trò của nấm nội sinh trong cây

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 49 - 50)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Các chất có hoạt tính sinh học từ nấm nội sinh

1.3.9.2. Mối liên quan giữa enzym với vai trò của nấm nội sinh trong cây

Mối liên hệ giữa enzym với vai trò của NNS đƣợc phác thảo qua các ý tƣởng của các tác giả khác nhau nhƣ sau:

- Nếu NNS là những thể kí sinh yếu hoặc tác nhân gây bệnh tiềm tàng thì chúng có thể sản sinh proteinaza và pectinaza [35, 134].

- Nếu chúng là những thể hỗ sinh để cuối cùng thành cơ thể hoại sinh thì có khả năng chúng sản sinh xenlulaza, manaza, và xylanaza [129].

Dựa trên những ý tƣởng ấy, Choi và cs đã nghiên cứu 21 chủng NNS phân

lập từ cây thuốc Brucea javanica đƣợc dùng ở Trung Quốc để chữa rất nhiều bệnh [43]. Các tác giả muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần của quần xã NNS bên trong cây B. javanica với những vai trò của chúng trƣớc và sau khi cây chết, và để biết liệu các NNS của cây có những đặc tính góp phần vào những đặc điểm “chữa bách bệnh” của cây đó hay khơng. Họ kiểm tra khả năng của các NNS bên trong các cây non B. javanica về sự tạo thành amilaza, xenlulaza, manaza, proteinaza và

xylanaza để dự đoán các vai trị có thể có của những NNS bên trong nó. Cụ thể hơn, họ muốn thử nghiệm xem liệu các nấm ấy có thể thay đổi lối sống, từ nội sinh sang hoại sinh hoặc gây bệnh hay không. Các thử nghiệm về sự giảm trọng lƣợng với các khối gỗ cũng đƣợc tiến hành để so sánh kết quả của các thử nghiệm enzym và kiểm tra hiệu quả của các enzym phân hủy gỗ do các NNS sinh ra [36, 130].

Kết quả cho thấy tất cả các chủng nấm nghiên cứu đều tạo thành amylaza và xenlulaza, chỉ có một hệ sợi nấm vơ tính sinh ra ligninaza, và khơng có chủng nào sinh pectinaza. Các thử nghiệm enzym cho thấy rằng, hầu hết các NNS ở đây là những cơ thể phân hủy các đƣờng đơn và phân hủy xenluloza có trong các lá mới chết, và có thể cả trong gỗ nữa. Tuy nhiên chỉ có một lồi sinh trƣởng chậm của hệ sợi nấm vơ tính có lẽ có khả năng phân hủy lignin có thể có trong gỗ chết. Khơng có chủng nấm nào tỏ ra là tác nhân gây bệnh tiềm tàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 49 - 50)