CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Sinh học và sinh thái học của NNS
1.2.4. NNS trong các cây nhiệt đới
Hầu hết các nghiên cứu về cơ thể nội sinh đƣợc tiến hành trên các cây chủ ở các vùng ôn đới, chủ yếu thuộc bắc bán cầu và New Zealand. Các số liệu về CTNS từ các vùng nhiệt đới là rất hiếm hoi mặc dù gần đây có tăng lên. Đồng thời, những số liệu này cho thấy rằng các vi sinh vật nội sinh trong các cây nhiệt đới là rất đa dạng, nhiều trong số chúng chƣa đƣợc phân loại và có thể thuộc về những chi mới và lồi mới. Rất có thể, chúng có tầm quan trọng về cơng nghệ sinh học, nhƣ tổng hợp những chất có dƣợc tính, các chất trao đổi bậc hai, các tác nhân để kiểm soát sinh học, và nhiều đặc tính khác.
Ngồi ra, từ việc nghiên cứu các CTNS ở cây nhiệt đới có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ cây chủ - cơ thể nội sinh, trong các điều kiện nhiệt đới.
Những nghiên cứu đầu tiên về việc phân lập nấm nội sinh từ các cây nhiệt đới là của Dreyfuss và Petrini [59]. Các tác giả này nghiên cứu trên các cây thuộc họ Araceae, Bromeliaceae, và Orchidaceae, ở Guiana thuộc Pháp, ở Brazil và Comlombia, tất cả đều ở Nam Mỹ. Sau đó một số nhóm cây khác cũng đƣợc nghiên cứu để tìm NNS, chủ yếu là các cây cọ nhiệt đới và cây ăn quả nhiệt đới [22].
Nấm nội sinh trong các cây cọ nhiệt đới
Những nét chính đƣợc rút ra từ các nghiên cứu NNS ở các cây cọ nhiệt đới là nhƣ sau:
- Thu nhận đƣợc nhiều NNS, trong đó có nhiều lồi mới, chúng có thể có các đặc tính q giá về cơng nghệ sinh học:
NNS loài mới Idriella licualae từ cây cọ Licuala ramasayi trong các rừng
mƣa ở Queensland, Úc [138].
Ba loài NNS mới khác là I. euterpes, I. assaicola, và I. amazonica, từ cây cọ
Euterpe oleracea ở vùng Amazon của Brazil [140].
Chi mới Letendraeopsis và loài mới I. palmarum cũng từ cây cọ E. oleracea [140].
- NNS thuộc họ Xylariaceae là rất phổ biến ở các loài cọ [141]. - Đã có nghiên cứu chi tiết về các isozym ở NNS Xylaria [139].
- Sự có mặt của các nấm gây bệnh trong các mô khỏe mạnh của cây cọ E. oleracea và của các cây khác là phổ biến [123, 149].
Nấm nội sinh từ các cây ăn quả nhiệt đới
Các cây ăn quả nhiệt đới, phần lớn là của Brazil, đã đƣợc nghiên cứu gồm: các loài quýt (Citrus deliciosa, Citrus reticulata, cây lai giữa Citrus reticulata và
Citrus sinensis), chuối (Musa acuminata), đào lộn hột (Anacardium occidentale),
xoài (Mangifera indica). Những nét chính về NNS ở những cây ăn quả đó là:
- Hai chi NNS phổ biến nhất ở các loài quýt là Colletotrichum và Guignardia [22]; NNS phổ biến nhất ở chuối là Xylaria sp., tiếp theo là Colleotrichum musae và
Cordana musae [123]. Sự có mặt của Xylaria nội sinh, nhƣ đã đề cập trƣớc đây,
dƣờng nhƣ là nét chung cho các cây nhiệt đới [22].
- Lần đầu tiên, một hệ thống photphataza của NNS đã đƣợc nhận biết (từ NNS
C. musae của cây chuối), và đƣợc cho rằng nó có vai trị trong sự thu nhận photphat
của cây chủ [22].
Những hệ thống NNS trong cây nhiệt đới khác đã đƣợc nghiên cứu, cùng những phát hiện khác kèm theo đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
- NNS Phomopsis sp. trong cây gỗ Cavendishia pubescens ở Colombia; nấm
này sinh độc tố paspalitrem A và C gây rối loạn thần kinh ở động vật ni [30]. - 71 lồi thuộc 40 chi nấm trong cây rau lê lá mỏng Atriplex vesicatoria ở
miền đơng nƣớc Úc; trong số đó Fusarium có tần suất cao nhất, và có một số chi
mới, loài mới [52].
- Nhiều NNS trong nhiều cây ở rừng mƣa Costa Rica, Trung Mỹ; trong số NNS này có nhiều lồi hiếm [31].
- 30 loài NNS trong cây Stylosanthes guianensis (bộ Đậu) ở Nam Mỹ, trong
đó Glomeralla cingulata, Phomopsis sp. và Xylaria sp. có tần suất cao nhất [122]. - Nhiều NNS trong hai cây nhóm đƣớc, Rhizophora apiculata và R. cucronata, ở miền nam Ấn Độ; trong đó nhóm Hyphomycetes là phổ biến nhất [160].
- Các NNS trong 24 loài cây ở rừng nhiệt đới thuộc Khu Dự Trữ Sinh Quyển Nilgiri (Ấn Độ) có chỉ số về đa dạng lồi là 10 đến 26 loài trên một cây chủ [161].