Cấu trúc hóa học của pestaxin và isopestaxin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 43 - 60)

Phép đo quang phổ cộng hƣởng điện từ đã chứng tỏ isopestaxin có khả năng làm sạch các gốc peroxit và hydroxyl tự do trong dung dịch. Hoạt tính chống oxi hóa của pestaxin ít nhất mạnh hơn một độ so với trolox, dẫn xuất của vitamin E.

1.3.5. Các chất kháng kí sinh trùng

Kí sinh trùng nguyên sinh động vật thuộc các chi Leishmania và Trypanosoma (bộ Kinetoplastida, họ Tripanosomatidae) thƣờng gặp ở các vùng

nhiệt đới, cận nhiệt đới, và gây những bệnh nghiêm trọng, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội, ảnh hƣởng tới hàng trăm triệu ngƣời.

Những thuốc đang lƣu hành hiện nay để điều trị các bệnh do hai loại kí sinh trùng này đã đƣợc sử dụng từ nhiều thập kỷ nay, nhƣng có những bất cập lớn về hiệu quả, thời lƣợng dùng thuốc, phƣơng thức dùng thuốc, độc tính, và giá thành. Cho đến nay, ngay cả các hãng dƣợc phẩm lớn cũng không đƣa ra đƣợc một loại thuốc mới nào để điều trị những căn bệnh này [164].

Trong khi đó, ngƣời ta biết rõ rằng những vi sinh vật mà có mối tƣơng tác về trao đổi chất với cây thì sinh ra hàng loạt chất trao đổi có cấu trúc mới lạ và có các hoạt tính sinh học đáng chú ý [77, 143, 159]. Thật vậy, một số khả năng chữa bệnh và một số hoạt tính sinh học, lúc đầu đƣợc cho là của các loài cây, nhƣng về sau đƣợc biết là của các chất trao đổi bậc hai do chính vi sinh vật nội sinh thực vật sinh ra [92].

thông qua các thử nghiệm sinh học [39]. Các tác giả đã phân lập đƣợc NNS mà về sau đƣợc định tên là Cochliobolus sp. có quan hệ gần với C. melimidis, từ cây Piptademia adiantoides (Fabaceae). Cây này đƣợc chọn để nghiên cứu về NNS có

các hoạt chất mới vì dịch chiết của nó đã thể hiện hoạt tính trong Chƣơng trình Sàng lọc khu hệ thực vật của Brazil để tìm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính.

Để tìm ra các hoạt chất từ NNS này, các tác giả đã dùng hai thử nghiệm sinh học, một liên quan đến các cá thể kí sinh trùng Leishmania, và một liên quan đến

enzym trypanotion reductaza (TryR) của chúng. Flavoenzym này là một phần của hệ thống enzym phức tạp có mặt ở các động vật nguyên sinh thuộc họ Kinetoplastida, giúp chúng sống sót qua các stress oxy hóa [64]. Điều quan trọng hơn là ở chỗ, TryR là thành phần thiết yếu đối với sinh trƣởng và sự sống sót của các kí sinh trùng này và là đích nhắm tới của thuốc, do đó rất có tác dụng để phát hiện và thiết kế ra các thuốc mới diệt hai loại kí sinh trùng Leishmania và Trypanosoma [64, 65, 68].

Kết quả cho thấy rằng, dịch chiết thô của một NNS trong cây Piptadenia adiantoides có thể giết chết 90% kí sinh trùng Leishmania amozonensis và ức chế

100% sự khử thuốc thử Eblman trong thử nghiệm TryR khi thử ở nồng độ 20 µg/mL. Sau đó họ đã tách đƣợc hai chất, cochlioquinon A và isocochlioquinon A. Trong hai chất này thì chỉ có chất đầu có hoạt tính trong thử nghiệm TryR, nhƣng cả hai đều có tác dụng diệt Leishmania với các trị số EC50 là 1,7 và 4,1 µM, theo thứ tự. Những kết quả này gợi ý rằng, các cochlioquinon có thể đƣợc dùng làm chất khởi đầu để tạo ra các thuốc mới điều trị bệnh do Leishmania, và củng cố quan

điểm cho rằng các NNS là một nguồn quan trọng các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học [39].

Đƣợc biết, các cochlioquinon và các hợp chất tƣơng tự có mặt trong nhiều chi nấm khác nhau, nhƣng những kết quả trên đây của Compos và cs là báo cáo đầu tiên về hoạt tính diệt kí sinh trùng Leishmania của các chất thuộc nhóm chất này

1.3.6. Các chất ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch đƣợc sử dụng để tránh việc thải bỏ mô ghép ở các bệnh nhân đƣợc cấy ghép mô.

Trƣớc khi phát hiện ra rằng nấm nội sinh có khả năng sinh ra các chất ức chế miễn dịch thì ngƣời ta đã sử dụng thành cơng xyclosporin trong cấy ghép mơ.

Sau đó từ NNS Fusarium subglutinans của cây Tripterigeum wilfordii đã

tách ra đƣợc chất diterpen pyron subglutinol A và B [105,158]. Cả hai chất này thể hiện hoạt tính với cả tế bào lympho và tế bào tymoxyt thử nghiệm; gây ức chế 50% tế bào bạch cầu thử nghiệm với nồng độ 0,1 µM. Hơn nữa, các subglutinol A và B khơng có độc tính, chính vì vậy cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn để sớm ứng dụng những chất này vào thực tiễn.

1.3.7. Các chất chữa bệnh tiểu đường

Từ các cây ở rừng mƣa nhiệt đới gần Kinshasa, Công-gô, các nhà khoa học đã phân lập đƣợc NNS Pseudomassaria sp. và từ nấm đó tách đƣợc hợp chất L-

783,281. Hợp chất này không chứa peptit và hoạt động giống nhƣ insulin, nhƣng khác insulin ở chỗ nó khơng hề bị phân hủy trong ống tiêu hóa nên có thể uống đƣợc. Khi thử nghiệm cho chuột bị bệnh tiểu đƣờng uống L-783,281 theo liều lƣợng xác định, sau một thời gian lƣợng glucoza trong máu của chúng giảm đi rõ rệt. Những kết quả trên góp phần mở ra một liệu pháp mới để điều trị bệnh tiểu đƣờng [176].

Trong một nghiên cứu khác [94], từ cây Catharanthus roseus (Apocynaceae) ở miền bắc Ấn Độ, các tác giả đã phân lập đƣợc rất nhiều nấm nội sinh. Cây này vốn đƣợc dùng nhƣ một phƣơng thuốc dân gian để chữa bệnh tiểu đƣờng và bệnh huyết áp cao. Tác dụng chữa bệnh tiểu đƣờng của nó đƣợc qui cho sự khởi động quá trình tổng hợp insulin hoặc cho sự tăng tiêu thụ đƣờng của cơ thể. Một số ít nghiên cứu đối với dịch chiết của cây này dùng để tiêm hoặc uống cho thấy tác dụng chống tiểu đƣờng ở động vật thí nghiệm, nhƣng chƣa có tác dụng làm giảm đáng kể lƣợng đƣờng trong máu ở ngƣời. Tuy vậy nghiên cứu này càng thúc đẩy các nhà khoa học đi tìm những chất chữa bệnh tiểu đƣờng từ các NNS.

1.3.8. Các độc tố

Sự sinh ra các độc tố của NNS chính là cơ chế mà nhờ đó cây chủ đƣợc bảo vệ trƣớc sự tấn công của côn trùng. Khả năng của NNS trong việc xua đuổi côn trùng, gây ra ức chế sinh trƣởng và phát triển, thậm chí tăng tỷ lệ chết của côn trùng hại cây là tƣơng quan với sự sản sinh độc tố. Trong một số trƣờng hợp, có những nấm có khả năng làm cho cây chủ trở nên có vị khó chịu đối với một số sâu hại nhƣ các loại rệp cây, các loại châu chấu, các bọ cánh cứng, v.v. [47].

Dƣới đây là tóm tắt một số nghiên cứu về lĩnh vực này.

- Lần đầu tiên vào năm 1977, Bacon và cs xác định có sự tƣơng quan giữa

một NNS, Epichloe typhina, và độc tính của cây chủ của nó, cỏ Festuca arundinaceae, đối với gia súc ăn cỏ [23]. Ngày nay ngƣời ta biết rằng một số độc tố

là do NNS trong cây chủ đó tổng hợp, và những chất này bảo vệ cây chủ chống lại các động vật ăn cỏ khác nhau.

- Những độc tố quan trọng nhất đƣợc tìm thấy ở Lolium perenne là các

alcaloit thuộc hai dạng, ergopeptin và clavin, và các độc tố thần kinh đƣợc gọi là lolitrem [25].

- Sự bảo vệ cây thông Canada chống lại sâu đục chồi cây bách là do sự tổng hợp các sản phẩm thứ cấp bởi NNS [115].

- Sự có mặt của nấm Acremonium lolii ở cây Lolium perenne có ảnh hƣởng

đến sinh trƣởng, sự sống sót, và tập tính ăn của ấu trùng sâu Listronotus bonariensis. Trong trƣờng hợp này, sự giảm sức tấn công của của cơn trùng đối với

những cây có NNS là do tác dụng của một độc tố mạnh, lolitrem B, cũng độc đối với động vật có vú. Độc tố này, khi đƣợc bổ sung vào thức ăn của côn trùng đã làm giảm sinh trƣởng và độ sống sót của chúng, và chỉ đƣợc côn trùng hấp thu qua thức ăn chứ không qua da [132].

- Trong một số trƣờng hợp, chỉ có thể giải thích những mối tƣơng tác dẫn đến việc côn trùng bị khống chế trong tự nhiên là do sự tổng hợp độc tố của NNS. Theo đó, trong số 900 chủng nấm phân lập từ cây Abies balsamea và cây bách đỏ Picea rubens có 5 chủng sản sinh các độc tố và 3 trong số đó sinh ra các độc tố

mạnh; những độc tố mạnh này đƣợc chiết ra, đƣa vào cơn trùng C. fumiferana thì đã gây chết hoặc giảm tốc độ phát triển của nó [44].

- Sự có mặt của các alcaloit N-formil, N-axetil lolin, peramin, lolitrem B, và ergovalin, trong lúc các rệp cây tấn công cây chủ, đã đƣợc Siegel và cs xác nhận [148]. Theo đó, một số cỏ nhiễm NNS Acremonium spp. và Epichloe typhina đã đƣợc phân tích. Những nấm này nói chung tổng hợp các alcaloit, chủ yếu là peramin và ergovalin. Peramin, lolitrem B và ergovalin đƣợc tìm thấy ở cỏ Lolium và cỏ Festuca chứa NNS A. coenophialum A. lolii, cũng nhƣ ở cỏ Festuca longiflora chứa nấm E. typhina. Các cá thể sâu Rhopalosiphum padi và Schizaphis graminum đã khơng sống sót trong những cỏ chứa alcaloit lolin. Tuy nhiên

ergovalin đã không ảnh hƣởng đến cả hai loài sâu này.

- Các dịch chiết bằng metanol của cây F. arundinaceae có NNS A. coenophialum, chứa các lolin từ nấm, có khả năng làm thay đổi tập tính ăn và trọng

lƣợng cơ thể của sâu hại. Những thức ăn đƣợc bổ sung dịch chiết chứa các dẫn xuất của lolin làm giảm trọng lƣợng và làm thay đổi một vài tập tính của sâu S. frugiperda và O. nubialis [137].

- Đáng chú ý là những thay đổi của mơi trƣờng xung quanh có thể ảnh hƣởng đến sự sinh độc tố của NNS. Chẳng hạn, những thay đổi về nhiệt độ và mùa trong năm thì làm thay đổi hàm lƣợng độc tố trong cây. Đó là trƣờng hợp của độc tố peramin do nấm A. lolii sinh ra ở cây L. perenne [33].

- Hai độc tố khác, độc đối với sâu đục chồi C. fumiferana, đƣợc tìm thấy ở

một NNS chƣa định tên, ở cây Gaultheria procumbent [50].

- Các alcaloit từ cây N. lolii và L. perenne có tác dụng làm thay đổi tập tính

của cơn trùng. Một số trong những alcaloit này đƣợc bổ sung vào thức ăn của sâu

Heteronynchus arator (Coleoptera) trƣởng thành. Trong số đó, peramin, lolitrem B,

các alcaloit kiểu lysergol, festuclavin, và axit lysergic khơng có tác dụng đối với cơn trùng. Ergovin thì có hiệu quả vừa phải, còn ergotamin, ergovalin thuộc họ alcaloit kiểu ergot thì dƣờng nhƣ tạo nên tính đề kháng của cây đối với cơn trùng [26].

- Các chủng NNS Neotyphodium sp. tổng hợp N-formilomin và một chất

giống với paxilin ở cây chủ Echinopogum ovatus. Những chất này có hoạt tính diệt L. bonariensis và các côn trùng khác [115].

- Đa số các nghiên cứu về sự sinh độc tố của NNS đƣợc thực hiện trên cỏ. Tuy nhiên, lần đầu tiên vào năm 1992 Calhoun và cs đã nhận dạng các sản phẩm độc do NNS trong các cây gỗ sinh ra; những chất này ức chế sinh trƣởng và làm tăng tỉ lệ chết của ấu trùng sâu đục chồi C. fumiferana ăn hại cây thơng có nhựa thơm. Các

NNS ở đây là Phyllosticta và Hormonema dematioides, còn các chất độc chủ yếu là axit heptelidic và ruguloxin [38]. Bills và cs cũng phát hiện đƣợc các độc tố trong

cây gỗ nhiệt đới có một NNS thuộc chi Phomopsis [30].

1.3.9. Các enzym thủy phân ngoại bào

1.3.9.1. Đại cƣơng

Giống nhƣ mọi vi sinh vật khác xâm nhập vào mô thực vật, các cơ thể nội sinh tạo ra các enzym thủy phân ngoại bào nhƣ một cơ chế đề kháng để vƣợt qua sự tấn công của cây chủ chống sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, và/hoặc nhƣ một cơ chế thu nhận chất dinh dƣỡng từ cây chủ [162]. Vì thế, các cơ thể nội sinh nói chung và NNS nói riêng là một nguồn dồi dào phong phú các enzym thủy phân ngoại bào (gọi tắt là các enzym).

Các enzym quan trọng nhất của các CTNS bao gồm: các pectinaza, esteraza, xenlulaza, lipaza, proteinaza, α-1,4-glucan lyaza, photphataza, xylanaza và phenol oxidaza [162].

Một điều đáng chú ý là các hoạt tính enzym của CTNS có quan hệ mật thiết với tính đặc hiệu vật chủ của chúng. Sự có mặt của các enzym này ở các CTNS khiến ngƣời ta nghĩ rằng có thể đã xảy ra một sự tái tổ hợp di truyền của các CTNS với cây chủ của chúng trong q trình tiến hóa. Sự tái tổ hợp này có thể khiến cho một số CTNS có thể tổng hợp một vài chất vốn do cây tổng hợp nên [162]. Khả năng của các CTNS có thể tổng hợp một số chất quan trọng cho con ngƣời vốn do cây tổng hợp nên, nhƣ taxol - một chất chống ung thƣ chẳng hạn, cịn có một ý nghĩa to lớn khác: nó làm giảm nhẹ ảnh hƣởng của con ngƣời đối với những cây

sinh ra những chất đƣợc con ngƣời khai thác ngày càng nhiều ấy, mà những cây này cũng cần đƣợc bảo tồn trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Dƣới đây là một số nghiên cứu về các enzym của nấm nội sinh.

1.3.9.2. Mối liên quan giữa enzym với vai trò của nấm nội sinh trong cây chủ

Mối liên hệ giữa enzym với vai trò của NNS đƣợc phác thảo qua các ý tƣởng của các tác giả khác nhau nhƣ sau:

- Nếu NNS là những thể kí sinh yếu hoặc tác nhân gây bệnh tiềm tàng thì chúng có thể sản sinh proteinaza và pectinaza [35, 134].

- Nếu chúng là những thể hỗ sinh để cuối cùng thành cơ thể hoại sinh thì có khả năng chúng sản sinh xenlulaza, manaza, và xylanaza [129].

Dựa trên những ý tƣởng ấy, Choi và cs đã nghiên cứu 21 chủng NNS phân

lập từ cây thuốc Brucea javanica đƣợc dùng ở Trung Quốc để chữa rất nhiều bệnh [43]. Các tác giả muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa thành phần của quần xã NNS bên trong cây B. javanica với những vai trò của chúng trƣớc và sau khi cây chết, và để biết liệu các NNS của cây có những đặc tính góp phần vào những đặc điểm “chữa bách bệnh” của cây đó hay khơng. Họ kiểm tra khả năng của các NNS bên trong các cây non B. javanica về sự tạo thành amilaza, xenlulaza, manaza, proteinaza và

xylanaza để dự đoán các vai trị có thể có của những NNS bên trong nó. Cụ thể hơn, họ muốn thử nghiệm xem liệu các nấm ấy có thể thay đổi lối sống, từ nội sinh sang hoại sinh hoặc gây bệnh hay không. Các thử nghiệm về sự giảm trọng lƣợng với các khối gỗ cũng đƣợc tiến hành để so sánh kết quả của các thử nghiệm enzym và kiểm tra hiệu quả của các enzym phân hủy gỗ do các NNS sinh ra [36, 130].

Kết quả cho thấy tất cả các chủng nấm nghiên cứu đều tạo thành amylaza và xenlulaza, chỉ có một hệ sợi nấm vơ tính sinh ra ligninaza, và khơng có chủng nào sinh pectinaza. Các thử nghiệm enzym cho thấy rằng, hầu hết các NNS ở đây là những cơ thể phân hủy các đƣờng đơn và phân hủy xenluloza có trong các lá mới chết, và có thể cả trong gỗ nữa. Tuy nhiên chỉ có một lồi sinh trƣởng chậm của hệ sợi nấm vơ tính có lẽ có khả năng phân hủy lignin có thể có trong gỗ chết. Khơng có chủng nấm nào tỏ ra là tác nhân gây bệnh tiềm tàng.

1.4. Nấm nội sinh trên cây thuốc

Số lƣợng cây thuốc đã biết còn lớn hơn số cây đƣợc dùng làm nguồn thực phẩm [153]. Riêng ở Trung Quốc đã có hơn 5000 cây thuốc quan trọng. Ở Amazon, ở Vùng Tam giác Vàng của miền bắc Thái Lan, ở các vùng nhiệt đới của Venezuela và Guyana, cũng nhƣ ở các vùng rừng mƣa của Trung Phi, đều có những cộng đồng ngƣời bản xứ dùng nguồn cây thuốc của họ để chữa bệnh. Cây thuốc là nơi trú ngụ của các cơ thể nội sinh [157], để đến lƣợt mình, CTNS lại bảo vệ cây chủ của nó chống lại các tác nhân có hại (vi sinh vật gây bệnh và cơn trùng ăn cỏ, và thậm chí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)