Các nghiên cứu nấm nội sin hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 52 - 53)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Các nghiên cứu nấm nội sin hở Việt Nam

Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về NNS. Hầu hết các nghiên cứu nhằm vào việc phân lập, phân loại NNS ở thực vật nói chung, mà chƣa có các nghiên cứu sâu và toàn diện về các hoạt tính của những nấm này. Cũng chƣa có những nghiên cứu hồn chỉnh về một NNS cụ thể cũng nhƣ về hệ NNS trên một cây nhất định.

Một số nghiên cứu khác về NNS có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

- Nguyễn Sỹ Giao đã nghiên cứu theo hƣớng ứng dụng một số chủng nấm cộng sinh trong nuôi trồng cây non phục vụ cho nghề trồng rừng, nhƣ nấm cộng sinh với thông, bạch đàn… Tuy nhiên, qui mô nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bầu cây ƣơm chứ chƣa đƣợc phát triển trên diện rộng [2].

- Lê Thị Xuân, Lê Mai Hƣơng đã thăm dò khả năng tạo chất taxol từ cây thông đỏ (Taxus) ở Việt Nam, và tách chiết đƣợc một chất gần giống với 10-deacetil baceatin III (10- DAB), chất có thể chuyển hóa thành taxol. Từ lớp lõi trong của cây, họ đã phân lập đƣợc 6 chủng nấm, trong đó có một chủng thuộc lồi Mucor circinolloides var. tieghem. Chủng nấm này có nhiều đặc điểm gần giống với một

chủng NNS cũng phân lập từ một loài cây Taxus đã đƣợc các nhà khoa học Mỹ mô tả. Mặt khác, bằng phƣơng pháp điện di, các tác giả so sánh chất chiết từ dịch lên men của chủng NNS thu đƣợc với 10-DAB từ cây Taxus, và thu đƣợc vệt mờ của

chủng nấm này gần trùng với vệt của 10-DAB. Từ những kết quả đó, họ cho rằng những sản phẩm thứ cấp hữu ích khơng chỉ đƣợc tạo ra từ cây chủ mà cịn có thể đƣợc tạo ra từ những chủng NNS của nó trong điều kiện lên men [13].

- Lê Mai Hƣơng và cs đã phân lập một chủng NNS Aspergillus awamori

Nakazawa trên cây sảng Sterculia lanceolata Cav. (họ Sterculiaceae) và nghiên cứu tính kháng khuẩn, kháng nấm của nó. Ngồi ra nhóm nghiên cứu cịn khảo sát khả năng sinh chất kháng sinh của một số chủng NNS trên cây thuốc tại Mê Linh, Vĩnh Phúc và một số vùng khác [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xác định hoạt tính sinh học và bản chất hóa học của một số hoạt chất từ nấm nội sinh trên cây khổ sâm (croton tonkinensis gagnep ) và cây bùm bụp (mllotus apelta lour ) (Trang 52 - 53)