4. Kết quả thảo luận
4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0
4.2.3.1 Mục tiêu của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0
mạng 4.0
4.2.3.1 Mục tiêu của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 4.0 4.0
Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã và đang ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống, ngoại giao truyền thống vẫn quan trọng nhưng để thích nghi với tình hình mới thì cơng tác đối ngoại cũng cần có những cơng cụ mới để thực hiện tốt vai trị của mình. Phương tiện ngoại giao truyền thống thường chỉ phản ánh thơng tin một chiều, ít chú ý đến sự phản biện của dư luận xã hội. Các tiện ích kỹ thuật số ra đời đã bù đắp được khiếm khuyết này của các kênh thông tin truyền thống, tạo sự đa chiều, đặc biệt là mối quan hệ tương tác giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo với người dân; xóa rào cản về không gian và thời gian trong quan hệ quốc hệ. Do đó, các phương tiện kỹ thuật số được nhiều lãnh đạo trên thế giới sử dụng với mục tiêu như một “vũ khí” quan trọng trong cơng tác ngoại giao của mình.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng phát biểu khi tới thăm trụ sở tập đoàn Facebook tại California, Mỹ năm 2015 rằng: “Gửi tới các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới: bạn sẽ thiệt thịi nếu khơng tận dụng mạng xã hội”.1 Sự tương tác giữa các nhà ngoại giao từ các quốc gia khác nhau qua mạng xã hội là tiền thân cho các cuộc đàm phán chính thức, từ đó giúp xây dựng các mối quan hệ song phương và đa phương. Ngoại giao kỹ thuật số cũng cung cấp một nền tảng cho đối thoại, thách thức các quan niệm truyền thống về giao tiếp giữa các nhà ngoại giao thông qua các kênh chính thức. Do đó, phương tiện đối thoại này cịn được chính khách sử dụng với mục đích chứng minh sự trao đổi giữa các đối tác được diễn ra trước sự chứng kiến của cơng chúng tồn cầu. Qua đó, điều này có thể giúp họ điều chỉnh mối quan hệ và giúp các đối tác gây dựng lòng tin với nhau.
Hơn thế, các chính trị gia đã nhận ra lợi thế về ngoại giao kỹ thuật số và ưu tiên phương tiện mới này như phần không thể thiếu trong các cuộc vận động chính trị.
1
Sreeram Chaulia (2016), Modi Doctrine: The Foreign Policy of India’s Prime Minister, Bloomsbury
Trước hết, ngoại giao trực tuyến cắt giảm chi phí vận động truyền thơng đáng kể. Thay vì tốn tiền cho truyền hình, báo đài, chính trị gia giờ đây có thể quảng bá miễn phí trên Facebook, Twitter và YouTube... Thay vì mơ hồ khơng biết bao nhiêu người mua báo đọc, bao nhiêu người xem tivi, các cơng cụ mạng xã hội cịn giúp chính trị gia đo đếm số lượng người ủng hộ hay phản đối mình thơng qua các dịng bình luận và bày tỏ cảm xúc, cũng như quan trọng hơn là nắm thành phần của các phản ứng ấy. Một lợi thế khác khi dùng các phương tiện kỹ thuật số là chính trị gia có thể trực tiếp tương tác với cử tri. Trong thời đại truyền thông xã hội, công chúng nhận thức rằng, sự hiện diện và thông tin về hoạt động của lãnh đạo trên phương tiện truyền thông xã hội là điều không thể thiếu. Khi người dân trên thế giới giao lưu trực tiếp cho một người đứng đầu nhà nước hoặc cho bất kỳ chính trị gia nào khác và nhận được phản hồi từ họ, cho dù là tích cực hay tiêu cực, nó có thể giúp tạo ra một hình ảnh “chính trị gia của dân”. Điều này sẽ giúp hình ảnh của chính khách gần gũi, thân thiện hơn mà vẫn đảm bảo an ninh.
Ngồi ra, các chính trị gia sử dụng mạng xã hội như một vũ khí để kiểm sốt truyền thơng, đối phó với nạn “tin tức giả” và đáp trả những lời chỉ trích. Họ có thể bày tỏ quan điểm ngay lập tức khi ai đó nói sai về một quan điểm của mình. Tổng thống Donald Trump từng đăng trên Twitter: “Tôi sử dụng mạng xã hội khơng phải vì tơi thích dùng mà nó là kênh duy nhất để chống lại những thông tin thất thiệt, khơng đúng sự thật, hay cịn gọi là những tin giả. Những lời đồn khơng có thật hay những nguồn tin giả mạo đang được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Rất nhiều bài báo và câu chuyện hiện nay chỉ là trí tưởng tượng của người viết”.1
Bên cạnh đó, các nước đang đẩy mạnh việc sử dụng kỹ thuật số để thúc đẩy việc triển khai hoạt động ngoại giao nhằm phục vụ lợi ích quốc gia hiệu quả hơn. Nhà ngoại giao có thể sử dụng Internet để truyền tải thơng điệp, thơng tin về các chính sách và hoạt động của chính phủ một cách trực tiếp, nhanh chóng và rộng rãi đến cơng chúng. Đồng thời họ có thể lắng nghe và nắm bắt được ý kiến của các tầng lớp trong xã hội cịn người dùng Internet có thể tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Từ đó, các nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng kiểm chứng
1 Thủy Tiên (2019), “Tổng thống Donald Trump tiết lộ lý do yêu thích mạng xã hội”, Tạp chí Đời sống và Pháp
luật, đăng ngày 31/7/2020. https://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/tong-thong-donald-trump-tiet-lo-ly- do-yeu-thich-mang-xa-hoi-a286709.html [truy cập ngày 02/9/2020 lúc 20:15]
các chính sách, phán quyết của mình; đo được phản ứng của dư luận để kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào đường lối và hành vi cai trị. Không chỉ thế, ngoại giao kỹ thuật số còn mang đến nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân để bày tỏ tiếng nói của mình vào các cuộc tranh luận cơng dân hay q trình ra quyết định và từ đó thúc đẩy dân chủ. Chính sự chủ động trong liên lạc và tương tác với người dân thông qua mạng xã hội cũng là phương thức để chính quyền các nước tạo lịng tin cho người dân và góp phần hình thành mơi trường quản trị hiệu quả cho chính quyền, trao quyền lực cho người dân, loại bỏ tình trạng quan liêu và giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Đây cũng là một phương thức tác động tích cực tới những người nước ngồi muốn tìm hiểu, du lịch và làm việc tại nước sở tại. Với mơ hình chính quyền tương tác trực tuyến, mọi người dân đều có thể tin rằng tiếng nói của họ sẽ khơng bị bỏ qua.
Việc được người khác ghi nhận thành quả chính là nền tảng trong triết lý của Hegel, theo đó, bản sắc của một người hay một quốc gia được hình thành thơng qua sự tương tác liên tục với người khác và quốc gia khác.1 Các phương tiện trực tuyến vừa cung cấp thơng tin, đồng thời cũng định hình cách nhận thức thế giới trong tư duy mỗi người. Rõ ràng, mỗi dòng tin trên các trang mạng xã hội bên cạnh việc truyền đi thơng điệp về chính sách cịn loan tỏa đến cho công chúng những cảm xúc nhất định, chính vì vậy nó có sức ảnh hưởng rất lớn. Các chuyên gia cho rằng cảm xúc là chìa khóa để thơng điệp chạm tới nhận thức của người khác thông qua đối ngoại trực tuyến. Ngoại giao kỹ thuật số không thể thành công nếu thông điệp không tạo ra được bản sắc cá nhân của mỗi nhà ngoại giao. Vì thế, ngồi mục đích để người dân biết thêm về cơng việc mà các chính trị gia đang làm thì họ cịn dùng kênh thơng tin số để thể hiện quan điểm của chính phủ về những vấn đề đáng quan tâm hay đăng tải những thông tin liên quan đến đất nước mình. Trang nhật ký trực tuyến của các nhà ngoại giao là một nguồn tham khảo khá hữu ích cho những ai quan tâm đến một đất nước bên cạnh những website chính thức của Bộ Ngoại giao hay của Đại sứ quán. Qua đó, độc giả tồn cầu có thể dễ dàng đặt câu hỏi trực tuyến như thủ tục và hồ sơ xin visa, những thông tin liên quan đến du học, định cư... và sẽ được trả lời một cách nhanh chóng. Sự cơng khai trong các cuộc trao đổi như thế giúp mọi người dân, trong và ngoài nước, hiểu thêm về đường lối chính sách và thêm yêu về đất nước đó. Từ cơ sở này, ngày
1
Jérémie Cornut (2015), “Practice Theory and the Study of Diplomacy: A Research Agenda”, Cooperation and Conflict50 no. 3, April 13, page 297–315.
càng có nhiều quốc gia đang nỗ lực để tạo ra một hình ảnh được yêu thích trong tâm trí của người nước ngồi, qua đó tăng cường ảnh hưởng và uy tín của quốc gia. Q trình này được xem là “xây dựng thương hiệu quốc gia”.1
Các nước thông qua kỹ thuật số để quản lý hình ảnh, đồng thời thể hiện việc mong muốn các quốc gia khác kết nối và cơng nhận mình. Đó chính là một phần khơng thể thiếu của công tác ngoại giao.
Trong một không gian rộng lớn hơn, ngoại giao kỹ thuật số cịn được triển
khai vì những mục tiêu tồn cầu như tham gia gián tiếp vào các cuộc chiến tranh, tiến trình hoạt động ngoại giao và thiết lập hịa bình... Từ đó, loại hình đối ngoại này được sử dụng nhằm đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để đối phó, giải quyết các vấn đề tồn cầu. Vì vậy, việc nhận thức đúng bản chất, vai trò và áp dụng tốt ngoại giao kỹ thuật số sẽ giúp cho các quốc gia thực hiện thành công chiến lược ngoại giao toàn diện, bền vững, hiệu quả, thích ứng tốt với mơi trường quốc tế trong thế kỷ XXI.