Về kinh tế thương mại

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 59 - 60)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.2.1 Về kinh tế thương mại

Ngoại giao kinh tế - thương mại của thế giới khơng cịn chỉ đơn thuần là việc trao đổi hàng hóa giữa người với người, mà trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, nền ngoại giao kinh tế được các nước theo đuổi sẽ dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số của các nước sẽ được xây dựng xung quanh 3 trụ cột chính.

Trụ cột thứ nhất, là hạ tầng và dịch vụ số trong đó bao hàm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông tạo nền tảng để xây dựng hạ tầng mềm là dịch vụ số nhằm giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế.

Trụ cột thứ hai là tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đốn kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trụ cột thứ ba là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ chính phủ điện tử sang chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an tồn thơng tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ. 2

Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số phát triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên tồn cầu. Những biểu hiện của kinh tế số có ở khắp mọi lúc trong tất cả hoạt động đời sống xã hội như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận.... Đặc trưng của loại hình này được tập hợp trong 03 q trình xử lý chính đan xen với nhau, bao gồm: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thơng tin. Trong đó, xử lý thơng tin có ảnh hưởng quan trọng nhất và cũng số hóa dễ dàng nhất. Mối liên kết giữa các chủ thể khu vực và quốc tế với nền kinh tế toàn cầu nhờ vào thành tựu của mạng Internet và kỹ thuật số đã giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian, thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mơ hình phát triển từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các kênh

1 Nicholas Westcott (2008), Digital Diplomacy: The Impact of the Internet on International Relations, Oxford Internet Institute, page 2.

2

giải trí (Netflix, Pinterest), trang mạng xã hội (Facebook, Instagram), giao thông vận tải (Uber, Grab) đến phân phối hàng hóa (Lazada, Shoppe)...1

Ngồi ra, ngoại giao kinh tế số tạo ra nhiều ngành cơng nghiệp mới, xóa mờ đường biên giới địa lý và giúp doanh nghiệp các nước hội nhập vào chuỗi cơng nghệ tồn cầu. Qua đó, mơ hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống đã xuất hiện như các hãng truyền thông tồn cầu nhưng khơng sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng khách sạn tồn cầu nhưng khơng sở hữu phịng khách sạn nào, hãng taxi tồn cầu nhưng khơng sở hữu chiếc xe nào... và điều này đang góp phần định hình nên một thời đại ngoại giao kinh tế mới, thời đại của kinh tế số.

Ngồi ra, để hịa nhịp cùng guồng quay kỹ thuật số của thế giới, các nước cũng đẩy mạnh công việc đào tạo, nghiên cứu, phát triển, xây dựng cũng như tăng cường khả năng kiểm định và ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực thương mại nhằm tạo thời cơ để các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm triển khai các công nghệ mới và giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, hình ảnh của doanh nghiệp đến cộng đồng đầu tư quốc tế, qua đó thúc đẩy sự hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghệ số trên tồn cầu.

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)