Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Phi

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 82 - 83)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.4 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Phi

Đối với châu Phi, cuộc cách mạng 4.0 đầy thách thức nhưng cũng chứa đựng những hứa hẹn. Để đưa châu lục thoát khỏi sự phụ thuộc và trở nên phát triển hơn, các nước trong khu vực này đã bắt đầu theo đuổi chiến lược ngoại giao kỹ thuật số, trong đó trước hết là đẩy mạnh trên lĩnh vực ngoại giao kinh tế nhằm tạo tiền đề để thúc đẩy các lĩnh vực khác. Trên cơ sở đó, các nước này triển khai việc chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên sang một nền kinh tế dựa trên phát triển khoa học - công nghệ. Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Liên minh châu Phi là xây dựng một khu vực tự do thương mại chung với mục tiêu thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lưu chuyển hàng hóa và lao động; cắt giảm chi phí, từ đó hỗ trợ khả năngcạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước. Trong giai đoạn này, châu Phi sẽ tạo ra một thế hệ doanh nhân mới am hiểu về cơng nghệ và có đóng góp đối với sự phát triển khoa học – kỹ thuật của thế giới. Đồng thời, chính phủ các nước cũng cố gắng duy trì một khn khổ kinh tế vĩ mô ổn định và thiết lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và các nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật số.

1 Yuni Arisandy (2019), “Foreign minister opens regional conference on digital diplomacy”, Antara News

https://en.antaranews.com/news/132520/foreign-minister-opens-regional-conference-on-digital-diplomacy

September 10. [truy cập ngày 19/08/2020, lúc 6:56]

2 Retno Marsudi (2019), “Regional Conference on Digital Diplomacy (RCDD) 2019”,

Ministry of Foreign Affairs of The Republic of Indonesia, September 12,

https://kemlu.go.id/portal/en/page/55/regional_conference_on_digital_diplomacy__rcdd__2019 [truy cập ngày

Một số nước châu Phi cũng đang tìm kiếm những biện pháp đối phó với những thách thức mới khi đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa và ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Chẳng hạn, chính phủ Gabon xây dựng chiến lược “Đường vào kỷ nguyên số là tương lai” trong rất nhiều lĩnh vực, từ viễn thông tới an ninh, tài chính và dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Gabon đã thành lập Cơ quan quốc gia về tần số và hạ tầng số vào năm 2011 nhằm cải thiện hệ thơng thơng tin của chính phủ, và thúc đẩy tạo nên một tầng lớp doanh nhân mới. Năm 2015, Gabon được giải thưởng công nghệ thông tin và truyền thơng (ICT) thuộc giải thưởng phát triển bền vững vì đã có những cải thiện trong các dịch vụ và mạng lưới công nghệ thông tin cũng như mở rộng sự tiếp cận internet cho thanh niên với thế giới. Ngồi ra, chính phủ Gabon cịn áp dụng loại hình visa điện tử, lưu trữ thuế điện tử; sử dụng hệ thống thanh toán, ngân hàng lưu động và hệ thống giám sát từ vệ tinh để theo dõi tình trạng mơi trường. Dự án GRAINE của các nước châu Phi cũng là một chương trình đồn điền tiên phong. Khi tham gia dự án, người nơng dân có thể tự tiêu thụ sản phẩm mà không cần nhiều đến kết cấu hạ tầng nhờ sử dụng truyền thông kỹ thuật số để bán sản phẩm trên phạm vi toàn cầu.1

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)