Những bước phát triển ngoại giao kỹ thuật số tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 103 - 107)

4. Kết quả thảo luận

4.3 Tác động của ngoại giao kỹ thuật số đến quan hệ quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng

4.3.2.1 Những bước phát triển ngoại giao kỹ thuật số tại Việt Nam

Việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số trong ngoại giao, từ ngày 27 đến ngày 28/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo Ngoại giao Kỹ thuật số.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam ln coi trọng phát triển công nghệ thông tin và đang nỗ lực để

sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về cơng nghệ thơng tin, trong đó nhiệm vụ quạn trọng là đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước. Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet trong các hoạt động ngoại giao của Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước.1

Qua đó, Thứ trưởng đã chia sẻ “Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông

tin và truyền thông đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt đời sống của thế giới. Ở Việt Nam, chúng tôi luôn coi công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những phương tiện khoa học, kỹ thuật quan trọng, đồng thời là ngành kinh tế mũi nhọn để xây dựng xã hội thông tin, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Chiến lược tăng tốc để phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về cơng nghệ thơng tin, trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các ngành kinh tế - hội”.2

Đại diện cho Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Đại sứ Mark Kent hoan nghênh những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước thơng qua ngoại giao nhân dân và ngoại giao văn hóa. Hội thảo được xem là điểm khởi đầu cho việc tăng cường sử dụng những ứng dụng giao tiếp trực tuyến trong hoạt động quan hệ cơng chúng của Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam đã cùng nhau trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường mối tương tác thông tin giữa các cơ quan, quan chức chính phủ và cơng chúng thơng qua việc sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số như web, blog, Flick, Youtube,…

Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông

tin, sử dụng Internet trong các hoạt động ngoại giao của Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước. Ngoại giao kỹ thuật số là giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao thông qua việc sử dụng Internet. Việt Nam với dân số trẻ, trên 20 triệu người dùng Internet và ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ là một nền tảng

1 Lan Anh (2009), “Đẩy mạnh ứng dụng Kỹ thuật số trong hoạt động Ngoại giao”, Thế giới và Việt Nam, đăng ngày 27/10/2009, lúc 15:11,

https://baoquocte.vn/day-manh-ung-dung-ky-thuat-so-trong-hoat-dong-ngoai-giao-1827.html [truy cập ngày

19/02/2020, lúc 16:40]

2 Phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường tại Lễ khai mạc Hội thảo Ngoại giao Kỹ thuật số Hà Nội, [ngày 27 tháng 10 năm 2009]

tốt để ứng dụng các công nghệ mới và cơng tác quan hệ cơng chúng của chính phủ.1 Hơn nữa, khi đất nước phát triển hơn, các “cơng dân điện tử” sẽ có nhu cầu lớn được giao tiếp qua mạng, chia sẻ thông tin và tri thức.

Tiếp tục cho việc thúc đẩy ngoại giao kỹ thuật số tại Việt Nam, ngày 13 đến ngày 14/9, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán New Zealand tổ chức hội thảo về ngoại giao cơng chúng.

Ơng Dương Chí Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh ý nghĩa của ngoại giao công chúng trong quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia cũng như những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm đối phó, giải quyết các vấn đề tồn cầu. Ơng nhấn mạnh,

“Các hoạt động ngoại giao công chúng ở Việt Nam, dù dưới các cách gọi khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng có vai trị to lớn trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước”.2

Bên cạnh đó, hội thảo cũng nhấn mạnh, “ngoại giao cơng chúng cịn được coi

như một cơng cụ hữu dụng đối phó với khủng hoảng cũng như hỗ trợ các cuộc vận động và sáng kiến mang tầm quốc tế”.3

Hội thảo gồm những yếu tố góp phần tạo nên chiến lược ngoại giao kỹ thuật số hiệu quả, các xu hướng truyền thông xã hội ở Việt Nam và cách thức xây dựng nội dung thu hút cơng chúng và báo chí, kỹ năng xây dựng truyền thơng chiến lược.

Gần nhất vào năm 2019, Việt Nma đã tham dự Hội nghị khu vực về ngoại giao Kỹ thuật số. Ngày 10/09/2019, Bộ Ngoại giao Indonesia tổ chức Hội nghị khu vực về

1 Ánh Mai (2009), “Ứng dụng kỹ thuật số trong ngoại giao”, ICTNews, đăng ngày 28/10/2009, lúc 10:50,

https://ictnews.vietnamnet.vn/kinh-doanh/thi-truong/ung-dung-ky-thuat-so-trong-ngoai-giao-21930.ict [truy cập

ngày 19/02/2020, lúc 16:00] 2

Thùy Dung (2016), “Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên Kỹ thuật số”, Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, [đăng ngày 13/09/2016, lúc 19:08],

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Ngoai-giao-cong-chung-trong-ky-nguyen-ky-thuat-so/286565.vgp

[truy cập ngày 18/02/2020, lúc 13:09] 3

Thùy Dung (2016), “Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên Kỹ thuật số”, Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, [đăng ngày 13/09/2016, lúc 19:08],

http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Ngoai-giao-cong-chung-trong-ky-nguyen-ky-thuat-so/286565.vgp

ngoại giao kỹ thuật số (RCDD). Đây là hội nghị đầu tiên liên quan đến lĩnh vực này được tổ chức trong khu vực.1

Tham gia sự kiện có khoảng 200 đại diện chính phủ, các học giả, chuyên gia và những người làm việc trong lĩnh vực ngoại giao kỹ thuật số, các tổ chức nghiên cứu và khu vực tư nhân,... Các đại biểu đến từ 10 quốc gia ASEAN và 6 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

Diễn đàn để các bên liên quan trong khu vực thảo luận về các cơ hội và thách thức trong lĩnh vực ngoại giao thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như cách thức để sử dụng tối ưu công nghệ này nhằm đạt được sự tiến bộ và thịnh vượng chung. RCDD sẽ khuyến khích hợp tác công nghệ thông tin-truyền thông trong tương lai nhằm giảm khoảng cách về công nghệ và kỹ thuật số trong khu vực, đồng thời mang đến cơ hội cho tất cả các bên.

Hội nghị thống nhất công bố Thông điệp Jakarta về Hợp tác khu vực trong ngoại giao kỹ thuật số, trong đó cơng nhận tầm quan trọng của ngoại giao kỹ thuật số, cam kết chung xây dựng thông điệp và hợp tác ngoại giao kỹ thuật số giữa các bên liên quan, kêu gọi các bên liên quan xây dựng một cộng đồng khơng có thơng tin sai lệch.2 Thơng điệp Jakarta được bổ sung bởi kế hoạch hành động giữa chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác trong việc xây dựng mạng lưới khu vực để tăng cường sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực ngoại giao.

Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay có tác động đến ngoại giao rất lớn. Cơng nghệ chính là nền tảng cho ngoại giao kỹ thuật số như ngoại giao Twitter hay trên các trang mạng xã hội.

Quan trọng hơn, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid – 19. Chính vì vậy, ngoại giao trực tuyến áp dụng phương cách của ngoại guao kỹ thuật số góp phần vào lợi ích quốc gia. Thứ nhất, nhanh chóng kiểm sốt dịch

1 Đỗ Quyên (2019), “Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị khu vực về ngoại giao kỹ thuật số”, Báo Đồng Khởi,

[đăng ngày 11/09/2019, lúc 07:10],

http://baodongkhoi.vn/doan-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-khu-vuc-ve-ngoai-giao-ky-thuat-so-11092019- a64502.html [truy cập ngày 28/02/2020, lúc 17:05]

2 Đỗ Quyên (2019), “Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị khu vực về ngoại giao kỹ thuật số”, Báo Đồng Khởi,

[đăng ngày 11/09/2019, lúc 07:10],

http://baodongkhoi.vn/doan-viet-nam-tham-du-hoi-nghi-khu-vuc-ve-ngoai-giao-ky-thuat-so-11092019- a64502.html [truy cập ngày 28/02/2020, lúc 17:05]

bệnh, không để dịch bệnh tiếp tục lây lan, đẩy lùi hồn tồn dịch bệnh và khơng để dịch bệnh tái bùng phát theo bất cứ cách nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Thứ hai,

khơi phục cũng mau lẹ và hồn tồn như có thể được hoạt động kinh tế và đời sống của cả xã hội cũng như của người dân để giảm thiểu tối đa và nhanh chóng khắc phục những thiệt hại và tổn hại mà dịch bệnh đã gây ra. Thứ ba, ln giữ cái nhìn về thời

sau dịch bệnh để chuẩn bị sẵn sàng đón bắt và tận dụng những cơ hội và tiền đề mới cho phát triển kinh tế xã hội. Và Việt Nam đã rất thành công trong việc tuyên truyền về dịch bệnh, cách phòng cũng như kêu gọi các nước chung tay vượt gia đại dịch thông qua các phương tiện truyền thông.

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)