Về chính trị đối ngoại

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 60 - 61)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.2.2 Về chính trị đối ngoại

Cuộc cách mạng 4.0 đã tăng cường đáng kể phạm vi và mức độ tiếp cận của các chiến lược chính trị - đối ngoại. Để hiện đại hóa ngành ngoại giao, những thông tin tương tác được đa dạng, đa chiều, chính xác, đảm bảo thời gian, tính bảo mật an tồn thì việc ứng dụng kỹ thuật số là một nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác chính trị. Vì vậy, các chính phủ tăng cường trao đổi thơng tin giữa cơ quan nhà nước, quan chức và công chúng thông qua việc sử dụng các ứng dụng giao tiếp trực tuyến như: Blog, Facebook, Twitter, Flickr, YouTube.... Đồng thời, quan hệ quốc tế trên nền tảng kỹ thuật số còn được thể hiện qua sự xuất hiện ngày càng nhiều tài khoản mạng xã hội của các nhà ngoại giao.

Trong giai đoạn hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, Internet và các phương tiện kỹ thuật số được các nước đưa vào

1 Nguyễn Văn Hùng (2020), “Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới”, Tạp

chí Tổ chức Nhà nước, đăng ngày 29/7/2020. https://tcnn.vn/news/detail/48067/Quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-

triển khai cho tiến trình ra quyết định, quyết sách đối ngoại, xây dựng báo cáo, công tác nghiên cứu, dự báo, trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước hay trong các hoạt động quan hệ quốc tế và phục vụ nhân dân.

Đối với ứng dụng kỹ thuật số trong hoạt động giữa các chính phủ: Dự án “xây dựng cơ sở dữ liệu về lãnh thổ, biên giới”, số hóa thơng tin để hình thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành về biên giới lãnh thổ được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các nước tiếp tục triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù như cơ sở dữ liệu về cơng dân ở nước ngồi, cơ sở dữ liệu điều ước và luật pháp quốc tế.1 Đồng thời, sử dụng các trang mạng xã hội để tạo kết nối với quần chúng, cử những phái đồn cơng nghệ để xây dựng mối quan hệ quốc tế cũng là phương cách hành động chủ đạo của việc theo đuổi loại hình ngoại giao kỹ thuật số. Ngồi ra, các chính quyền cịn áp ứng dụng cơng nghệ thơng tin, sử dụng internet trong các hoạt động đối ngoại và quảng bá hình ảnh đất nước.

Đối với ứng dụng kỹ thuật số để phục vụ người dân và doanh nghiệp nước ngoài: Việc xây dựng mới Cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngồi, tích hợp các dịch vụ cơng trực tuyến, đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến tại Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước và triển khai dự án sản xuất, cấp phát hộ chiếu điện tử nhằm phục vụ việc cấp phát hộ chiếu ngoại giao, hộ chiều công vụ và hộ chiếu phổ thông điện tử được thúc đẩy.2

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)