Vai trò của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 49 - 55)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.2 Vai trò của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

Một quốc gia trong hoạt động “đối nhân xử thế” với bên ngoài thường sử dụng đa dạng hình thức đối ngoại, từ ngoại giao thể thao, ngoại giao thính phịng đến cả ngoại giao phu nhân… Tuy nhiên, với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI, ngoại giao kỹ thuật số đã và đang được xem là công cụ đối ngoại hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, kỹ thuật số chứng minh vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế.

Theo Alec Ross, cố vấn kỹ thuật cao cấp của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, việc sử dụng tối đa các phương thức liên lạc tiên tiến trong ngành

ngoại giao sẽ giúp tăng cường năng lực quốc gia trong thế kỷ XXI.1 Thông điệp trong ngoại giao qua phương tiện kỹ thuật số là những cấu thành quan trọng của quyền lực mềm, tác động mạnh mẽ tới nhận thức của cơng chúng thế giới đối với hình ảnh một quốc gia. Xuất hiện trước công chúng ngày 06/12/2017, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không đề cập tới quyết định gây phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Thay vào đó, ơng Netanyahu có bài phát biểu trước quan chức của 30 quốc gia, khẳng định rằng sẽ tận dụng mạng xã hội như Facebook và Twitter để chinh phục người dân của thế giới Hồi giáo - những người chắc chắn không muốn thánh địa Jerusalem là thủ đô của nhà nước Do Thái.2 Niềm tin của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tiếp tục được truyền tải ở hội nghị quốc tế về ngoại giao kỹ thuật số của Bộ Ngoại giao Israel. Một hội nghị như vậy là minh chứng rõ ràng nhất về việc giới chính trị gia thừa nhận ảnh hưởng của kỹ thuật số trong sự nghiệp ngoại giao. Ơng Netanyahu trích lại một khảo sát của Bộ Ngoại giao Israel cho thấy công dân các nước Ả Rập đang “ngày càng mong muốn chính phủ của họ thiết lập quan hệ với Israel”. Vì vậy, với truyền thơng mạng xã hội, Israel sẽ vượt qua “lớp vỏ bọc lừa dối” đã bao phủ đất nước này lâu nay bằng cách trực tiếp kết nối với người dân Ả Rập và thế giới, thay vì để họ nhìn Israel bằng lăng kính của báo chí nhà nước.3

Internet ra đời đã tạo nên một “ngơi làng tồn cầu” mà ở đó các chính phủ, các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn và duy trì mối liên hệ chính trị thường xuyên bên cạnh các nghi thức truyền thống. Khi tham gia ngoại giao qua kênh kỹ thuật số, các chính khách thốt khỏi những ràng buộc lễ nghi, ngơn từ hành chính, ngoại giao và những áp lực quyền lực; đặt mình trong tâm thế của một cơng dân để chia sẻ mọi nỗi buồn, niềm vui trong công việc và cuộc sống. Ngày 28/4/2019, trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đăng một bức ảnh tự chụp cùng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bên lề Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Bức ảnh đã nhanh chóng nhận được nhiều lượt u thích, chia sẻ và bình luận từ người dân

1 Linh Anh (2009), “ Ngoại giao qua bàn phím”, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, đăng ngày 18/7/2009,

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=78858 [truy cập ngày 09/02/2020, lúc 22:35]

2 Nhật Đăng (2018), “Khi chính trị gia là bậc thầy mạng xã hội”, Báo điện tử Tuổi trẻ, đăng ngày 02/01/2018.

https://tuoitre.vn/khi-chinh-tri-gia-la-bac-thay-mang-xa-hoi-20180102103659562.htm [truy cập ngày 20/01/2020

lúc 10:25]

3 Raphael Ahren (2017), “Netanyahu: Israel winning over Arab world with social media”, The Time of Israel,

December 7. https://www.timesofisrael.com/netanyahu-israel-winning-over-arab-public-with-social-media/ [truy cập ngày 09/02/2020, lúc 12:45]

hai nước. Đây không phải lần đầu tiên các nhà lãnh đạo trên thế giới có những bức hình tự chụp cùng nhau. Nhiều nguyên thủ nổi tiếng nghiêm nghị như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng từng có những bức ảnh tự chụp ấn tượng và hoạt động này còn được xem là một hình thức ngoại giao mềm. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thậm chí cịn sử dụng nhiều trang mạng xã hội để có thể giao tiếp với lãnh đạo các nước, như sử dụng Weibo để kết nối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sử dụng Twitter để kết nối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và chúc mừng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Những hoạt động giữa các chính trị gia được chia sẻ trên mạng xã hội như vậy là cầu nối các mối quan hệ ngoại giao theo một cách phi chính thống.

Bên cạnh đó, trong “ngơi làng tồn cầu” này, mọi người cũng đều có thể chứng kiến những thay đổi trong cách cơng dân của mỗi quốc gia nhìn nhận bản thân, nhìn nhận những người khác và nhìn nhận những gì diễn ra xung quanh. Qua đó, ngoại giao kỹ thuật số giúp vươn dài cánh tay kết nối giữa chính phủ các nước với dân chúng của họ và với cả cư dân mạng tồn cầu. Thơng qua phương thức ngoại giao mới này, các nhà lãnh đạo có thể kiểm chứng các chính sách, phán quyết của mình, đồng thời đo được phản ứng của dư luận để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các đường lối và chính sách sao cho phù hợp. Người đứng đầu siêu cường số một thế giới - Tổng thống Mỹ Donald Trump thường sử dụng trang mạng xã hội Twitter như một loại “siêu vũ khí” của ngoại giao khi đưa ra những lời phát biểu thể hiện quan điểm cá nhân trước một vấn đề. Khi trả lời phỏng vấn về thói quen sử dụng mạng xã hội của mình, Tổng thống Donald Trump cho biết: “Thật lịng mà nói, tơi nghi ngờ về việc mình có thể đạt được vị trí như ngày hơm nay nếu khơng có mạng xã hội”.1

Không chỉ thế, các nhà lãnh đạo thế giới đang ngày càng có xu hướng thể hiện các khía cạnh con người, tình cảm của mình qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram. Ngoại giao kỹ thuật số chứng minh một điều đơn giản, dù là tổng thống hay thủ tướng, hay giáo hồng thì cũng đều là con người, cũng

1 Chris Baynes (2017), “Donald Trump says he would not be President without Twitter”, The Independent News, October 22. https://www.independent.co.uk/news/world/americas/us-politics/donald-trump-tweets-twitter-social-

media-facebook-instagram-fox-business-network-would-not-be-a8013491.html [truy cập ngày 10/02/2020, lúc

cần các nhu cầu của cuộc sống như bao người bình thường khác. Vì vậy, thơng qua mạng xã hội, nguyên thủ tạo sự gần gũi với người dân của mình, qua đó xây dựng hình ảnh thân thiện trong mắt nhân dân. Chia sẻ nhân dịp tham dự lễ kỷ niệm 150 năm phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cuba chống lại ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha, dòng trạng thái đầu tiên trên Twitter của nhà lãnh đạo Cuba viết:

“Chúng tơi đang có mặt tại nông trang #LaDemajagua, nơi ngập tràn cảm xúc yêu nước lớn lao nhất...”.1 Chỉ một câu nói thơi, ơng Miguel Díaz đã xóa bỏ rào cản vơ hình ngăn cách vị chủ tịch nước với người dân. Một chính khách khác là Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm tích cực từ cư dân mạng vào đầu năm 2018 khi bà thông báo tin vui mang bầu trên mạng xã hội Instagram. Nữ tân thủ tướng này cịn thường xun đăng tải các hình ảnh và hoạt động của mình lên mạng xã hội để tiếp cận người dân. Đó cũng là lý do khiến bà được rất nhiều người dân New Zealand hâm mộ.

Loại hình ngoại giao kỹ thuật số cịn có vai trị khơng nhỏ đối với việc thúc đẩy chính sách đối ngoại của chính quyền nhà nước. Theo tiến sỹ Mỹ Nicholas Westcott, tác giả cuốn sách “Ngoại giao kỹ thuật số”, các nhà ngoại giao cần trở thành bậc thầy về Internet để không chỉ biết nơi nào họ có thể thu thập thông tin đáng tin cậy nhất nhằm đáp ứng thời hạn đưa ra quyết định về các vấn đề đối ngoại, mà còn biết cách gây ảnh hưởng tối đa đến cuộc tranh luận công khai qua phương tiện đó. 2 Tại Canada, Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế từ năm 2004 đã tiến hành các “cuộc thảo luận trên mạng” 2 năm/lần để thu thập ý kiến của công chúng về các vấn đề thời sự. Thậm chí, một số cuộc đàm phán của các nước thành viên EU về các quy tắc của WTO đã phải tính đến việc đó có phải là vấn đề nóng trong cộng đồng blog hay khơng. Tháng 03/2009, trong nỗ lực quảng bá hình ảnh của nước Anh và tăng cường quan hệ hữu nghị song phương, Ngoại trưởng Anh David Miliband đã có cuộc giao lưu trực tuyến với người dân Việt Nam trong khuôn khổ dự án Yoosk.3

1 Yisell Rodríguez Milán (2018), “President of Cuba opens official account on Twitter”, Granma, October 10.

http://en.granma.cu/cuba/2018-10-10/president-of-cuba-opens-official-account-on-twitter [truy cập ngày 10/02/2020, lúc 08:21]

2 Nicholas Westcott (2008), Digital Diplomacy: The Impact of the Internet on International Relations, Oxford Internet Institute, page 19.

3

Linh Anh (2009), “ Ngoại giao qua bàn phím”, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, đăng ngày 18/7/2009,

Ngồi ra, ngoại giao kỹ thuật số đã đóng một vai trị quan trọng khi đối phó với các cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới và mở rộng phạm vi hỗ trợ cho các công dân cần giúp đỡ. Đặc biệt, việc sử dụng các trang mạng xã hội cịn như một cơ chế đối phó với khủng hoảng vì dường như đã lấp được những lỗ hổng trên trang web của Bộ Ngoại giao, vốn đã trở nên không đáng tin cậy trong việc hỗ trợ lãnh sự trong trường hợp khẩn cấp. Vào sáng ngày 10/3/2019, chiếc máy bay Boeing 737 Max 800 của hãng hàng không Ethiopia bị rơi ngay sau khi nó rời thủ đơ Addis Ababa của Ethiopia.1 Có bốn người Ấn Độ trong số 157 người thiệt mạng. Cùng ngày, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, Sushma Swaraj đã sử dụng Twitter để liên lạc với gia đình của một trong những người đã chết. Sau khi kết hợp các hoạt động hậu cần khác nhau, Chính phủ Ấn Độ cuối cùng đã tìm cách liên lạc với chồng của người đã chết.2 Hay như trước thực trạng người Mỹ gốc Á trở thành nạn nhân phân biệt chủng tộc, phải chịu sự kỳ thị nặng nề trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ngày một căng thẳng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi bảo vệ cộng đồng gốc Á trong một tuyên bố trên Twitter vào ngày 24/3/2020: “Điều quan trọng là chúng ta nên bảo vệ cộng đồng người Mỹ gốc Á của chúng ta ở Mỹ và trên khắp thế giới. Họ là những người rất tốt và sự lây lan của virus khơng phải là thiếu sót của họ dưới bất kỳ hình thức nào. Họ đang cùng với chúng ta làm việc để loại bỏ virus đó.” Đây là một động thái có thể giúp nhà lãnh đạo này không chỉ kêu gọi sự trợ giúp cho những người châu Á sống tại Mỹ đang bị đe dọa mà còn tạo dựng lịng tin với cơng chúng, ghi điểm trong mùa dịch bệnh và xa hơn là mang lại hiệu quả cho chiến dịch tái tranh cử của mình.

David Black, giáo sư về truyền thơng và văn hóa tại Đại học Royal Roads (Victoria, Canada) khẳng định rằng Internet đã giúp chuyển hóa những làn sóng chính trị và là một cơng cụ quản lý chưa từng được chứng kiến trong thế giới trước đây.3 Trong sự kiện Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào trong thềm lục địa của Việt Nam

1 Press Trust of India (2019), “Sushma Swaraj Assures All Help to Families of Indians Killed in Ethiopian Airlines Plane Crash”, The Hindu, 12/3/2019. https://www.thehindu.com/news/national/sushma-swaraj-assures-

all-help-to-families-of-indians-killed-in-ethiopian-airlines-plane-crash/article26493572.ece [truy cập ngày 12/01/2020, lúc 14:46]

2 Press Trust of India (2019), “Husband of Indian Killed In Ethiopian Plane Crash To Bring Back Her Body”, NDTV.com, 13/3/2019.

https://www.ndtv.com/india-news/ethiopian-airline-crash-soumya-bhattacharya-husband-of-shikha-garg-indian- killed-in-plane-crash-to-b-2007140 [truy cập ngày 12/01/2020, lúc 13:46]

3 Nhật Đăng (2018), “Khi chính trị gia là bậc thầy mạng xã hội”, Báo điện tử Tuổi trẻ, đăng ngày 02/01/2018.

https://tuoitre.vn/khi-chinh-tri-gia-la-bac-thay-mang-xa-hoi-20180102103659562.htm [truy cập ngày 20/01/2020

vào ngày 02/5/2014 thì ngày 27/5/2014, Boston Global Forum, một diễn đàn của các học giả tại Đại học Harvard và vùng Boston (bang Massachusetts, Mỹ) đã công bố “Sáng kiến hịa bình cho vùng Biển Đơng và Đơng Nam châu Á”. Họ cũng tổ chức một hội nghị quốc tế trực tuyến vào ngày 02/7/2014 cho cơng chúng tồn cầu theo dõi, bàn về giải pháp đảm bảo hòa bình trên Biển Đơng. Diễn đàn do hai giáo sư nổi tiếng tại Đại học Harvard là Michael Dukakis (cựu ứng viên tổng thống Mỹ) và Joseph Nye điều hành. Boston Global Forum mời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham gia với vai trò dẫn dắt, các khách mời là đại diện lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, các quốc gia liên quan đến tranh chấp trên biển như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc. Diễn đàn kêu gọi Mỹ và cộng đồng quốc tế cử các quan sát viên đến vùng biển đang diễn ra tranh chấp, xung đột để quan sát và ngăn ngừa chiến tranh. Tất cả những hoạt động này đã chứng minh một thực tế là kỹ thuật số đang dần chiếm vai trị ưu tiên trong cơng tác ngoại giao của nhiều quốc gia bởi vai trị có thể đóng góp vào mục tiêu cùng hợp tác vì nền hịa bình chung của thế giới.

Giữa bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2020, khi ngoại giao trực tiếp của các nước trên thế giới trở nên hạn chế hoặc bất khả thi bởi các quốc gia bị phong tỏa, các chuyến viếng thăm hay những cuộc họp quan trọng bị hoãn và quy định hạn chế du lịch được ban hành thì cũng là lúc các nhà lãnh đạo càng ưu tiên sử dụng phương tiện kỹ thuật số trong quan hệ quốc tế. Các cuộc họp trực tuyến nhằm hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19 giữa chính phủ các nước hay của các tổ chức quốc tế như cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế G20, cuộc họp trực tuyến các nhà lãnh đạo G7, Hội nghị cấp cao ASEAN và ASEAN +3… đã được tổ chức. Phương thức đối ngoại mới này không chỉ giúp duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác đã có với thế giới bên ngồi trong thời buổi dịch bệnh mà còn tư vấn chính sách cho những giải pháp cụ thể của nhà nước để đồng thời đáp ứng được yêu cầu về chống dịch và đạt được mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm từ nước bạn, nhà lãnh đạo cịn có cơ hội tìm kiếm và vận hành lối ra khỏi dịch bệnh cho quốc gia của mình. Ngồi ra, hình thức đối ngoại qua phương tiện số giúp các nước kịp thời trao đổi thông tin với các đối tác để cùng ứng

phó và đẩy lùi dịch bệnh, hợp tác và trợ giúp lẫn nhau trong việc bảo hộ công dân, tạo thuận lợi hơn trước để thúc đẩy quan hệ hợp tác và trao đổi thương mại.

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 49 - 55)