Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Mỹ

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 65 - 72)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.4.1 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Mỹ

Thay vì phải dựa vào các kênh truyền thơng cổ điển để chuyển tải thông điệp của Mỹ tới thế giới như những chính quyền tiền nhiệm, thời đại của Tổng thống Barack Obama là một trong những thời kỳ hưng thịnh của việc áp dụng những công nghệ thông tin tiên tiến vào các hoạt động ngoại giao. Bản thân vị Tổng thống này cũng là con người của cơng nghệ số. Điều đó đã được thể hiện ngay từ khi ơng cịn là ứng viên tranh cử tổng thống. Lúc đó Barack Obama đã tận dụng rất hiệu quả lợi thế của phương tiện kỹ thuật số để gây quỹ và thu hút lá phiếu cử tri: vận dụng mạng Internet toàn cầu để tập hợp thành phần cơng dân trẻ, có tri thức, sành cơng nghệ và ưa đường lối đổi mới. Vì vậy, có thể nói người khởi nguồn sớm nhất cho ý tưởng ngoại giao kỹ thuật số khơng ai khác chính là Tổng thống Barack Obama. Khi Barack Obama trở thành ông chủ da màu đầu tiên của Nhà Trắng, chính quyền Mỹ cũng chú trọng hơn đến việc sử dụng mạng tồn cầu trong cơng tác quản lý của mình. Nhờ vậy, đã có nhiều hoạt động mới mẻ, cởi mở hơn của Bộ Ngoại giao Mỹ được tiến hành, từ họp báo trực tuyến tới đối thoại trực tiếp với người dân tồn cầu qua mạng Internet.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đẩy mạnh việc xúc tiến một cuộc phát động ngoại giao kỹ thuật số để quảng bá các chính sách và giữ gìn hình ảnh của nước Mỹ trên toàn thế giới. Hai “sứ giả” quan trọng nhất cho chính sách ngoại giao kỹ thuật số lúc đó chính là Jared Cohen và Alec Ross. Cơng việc chính của Ross và Cohen là cố vấn chính sách ngoại giao qua phương tiện kỹ thuật số cho Ngoại trưởng Hillary. Ngoài ra, Ross và Cohen còn dẫn dắt các nhóm cơng nghệ đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới để thực hiện mục tiêu duy nhất là thúc đẩy sự tương tác giữa Mỹ với giới trẻ, giới doanh trẻ và công nghệ của thế giới, đặc biệt là những quốc gia thuộc thế giới thứ ba và kể cả những quốc gia “kị dơ” với Mỹ như Syria, Iran... Tháng 10/2009, một nhóm cơng nghệ do Ross và Cohen dẫn đầu đã đến Mexico City và vài thành phố

khác của Mexico để vận động dân chúng kết nối tin nhắn điện thoại di động nhằm chống lại tội phạm ma túy.1

Để mở rộng chiến lược ngoại giao kỹ thuật số, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã triển khai sáng kiến họp báo trên mạng xã hội. Chương trình Briefing 2.0 được khởi động từ tháng 10/2008 cho phép các sinh viên, phóng viên và nhà nghiên cứu cũng như blogger trực tiếp đặt câu hỏi về các chính sách đối ngoại của Mỹ, từ việc củng cố vị thế Mỹ đến chính sách của Mỹ với Venezuela, Iran…2 Đầu năm 2010, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp đón 10 nhân vật hàng đầu của thế giới cơng nghệ cao và các mạng xã hội ảo trong một bữa cơm thân mật nhằm bước đầu tạo dựng mối quan hệ giữa chính phủ với giới cơng nghệ cao. Tiếp đó, Bộ Ngoại giao thường xuyên đến các trụ sở của Google, Twitter, Facebook, YouTube... và nhiều hãng công nghệ khác với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa chiến lược đối ngoại dựa trên cơng nghệ số.

Trong khi chính quyền Tổng thống Barack Obama sử dụng phương tiện kỹ thuật số thận trọng và chủ yếu nhằm tạo niềm tin hoặc vận động cho các dự luật, chính sách cụ thể thì người kế nhiệm Barack Obama, Donald Trump đã triển khai các hoạt động ngoại giao kỹ thuật số một cách táo bạo hơn, đặc biệt là đẩy mạnh ngoại giao mạng xã hội. Twitter dần trở thành cơng cụ chính để kết nối Tổng thống Trump không chỉ với công dân Mỹ mà cịn với người dân tồn cầu. Điều này góp phần định hình nên một nhiệm kỳ khác biệt của Tổng thống Mỹ thứ 45 so với những người tiền nhiệm.

Donald Trump được xem là vị “Tổng thống Twitter” đầu tiên trên thế giới. Chỉ một giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân tổng thống đã đưa dòng tweet đầu tiên của mình tới hàng triệu người theo dõi qua tài khoản cá nhân trên Twitter. Trả lời phỏng vấn Fox News ngay sau ngày nhậm chức, Tổng thống Doanld Trump đã tun bố: “Để tơi nói với bạn về Twitter. Tơi đã nghĩ rằng tơi khơng thể ngồi ở vị trí này nếu khơng có Twitter”.3

Trong suốt nhiệm kỳ, Twitter trở thành công cụ ngoại giao kỹ thuật số giúp ơng truyền tải chính sách đối ngoại cũng như trừng phạt các quan chức trong cả nội địa lẫn nước ngồi. Đặc biệt, Twitter cịn giúp Doanld Trump tự do bày tỏ quan

1 Jesse Lichtenstein (2010), “Digital Diplomacy” , New York Times, 12 July 2010.

2 Alastair Otter (2018), “US gives digital diplomacy a chance”, Mybroadband,

https://mybroadband.co.za/news/internet/6350-us-gives-digital-diplomacy-a-chance.html , December 15 [truy

caajpj ngày 02/9/2020 lúc 10:17]

3 Tử Quỳnh (2017), “Trump: “Nếu khơng có Twitter, tơi đã khơng trở thành tổng thống Mỹ”, VNEXPRESS, đăng ngày 16/3/2017. https://vnexpress.net/the-gioi/trump-neu-khong-co-twitter-toi-da-khong-tro-thanh-tong- thong-my-3556526.html [truy cập ngày 10/02/2020, lúc 09:34]

điểm của mình đến xã hội, nhất là khi có thơng tin khơng đúng sự thật nhằm vào Tổng thống.

Việc Donald Trump đẩy mạnh ngoại giao kỹ thuật số đặc biệt là sử dụng tài khoản Twitter cá nhân để bày tỏ quan điểm về các vấn đề quốc tế luôn tạo ra ảnh hưởng nhất định. Chẳng hạn vào ngày 04/12/2016, những dịng twitt chỉ trích Trung Quốc thao túng tiền tệ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức làm quan hệ 2 nước trở nên căng thẳng trong khi trước đó cả hai đang là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Những dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhắm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khi vào ngày 03/7/2017, sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa hạt nhân, Donald Trump đã chế giễu trên Twitter: “Bắc Triều Tiên vừa phóng một quả tên lửa nữa. Những người Bắc Hàn cịn điều gì tốt hơn để làm với cuộc sống của mình khơng?”. Sau đó, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đáp lại trong bài diễn văn mừng năm mới: “Tôi không dọa mà thực tế là tơi có nút bấm hạt nhân trên bàn làm việc trong văn phịng. Mỹ nằm trong tầm phóng vũ khí hạt nhân của chúng tôi”. Ngay lập tức ông Trump đã tweet: “Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ tuyên bố rằng “Nút hạt nhân luôn ở trên bàn của ơng ấy.” Có ai từ chế độ đói ăn của ông ta đọc được, làm ơn vui lịng thơng báo cho ơng ta rằng, tơi cũng có nút hạt nhân, nút của tôi to hơn và mạnh hơn nhiều so với cái của anh ta và nút của tôi vẫn còn hoạt động được!”.1

Sự việc này đã dẫn đến sự leo căng thẳng trong mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ cũng như gần đưa hai nước đến bờ vực của sự thay đổi hạt nhân.

Khi có mặt tại Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục sử dụng tài khoản mạng xã hội Twitter của mình. Ơng đăng tải thơng tin về APEC hay về các nhà lãnh đạo và cả vấn đề bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, ơng Trump cịn đăng tải liên tục các video quay bài phát biểu của mình tại sự kiện. Đại úy Mỹ Chris Davis đã bình luận rằng những dòng tweet của Tổng thống Trump là một kênh truyền tải thông tin mạnh mẽ nhất mà cơ quan hành pháp Mỹ từng sở hữu.2 Vào tháng 6/2019 ngay trước thềm cuộc họp G20 tại Nhật Bản, Tổng thống

1AP (2018), “North Korea scoffs at Trump’s ‘nuclear button’ tweet”, CNBC, January 16,

https://www.cnbc.com/2018/01/16/north-korea-scoffs-at-trump-nuclear-button-tweet-says-it-was-the-spasm-of- a-lunatic.html [truy cập ngày 11/02/2020, lúc 16:20]

2

Hoàng Minh (2019), “Tổng thống Twitter”, Báo Quốc tế, đăng ngày 07/02/2019. https://baoquocte.vn/tong-

Mỹ Donald Trump đã thể hiện thiện chí sẵn sàng kết nối với Thủ tướng Ấn Độ Modi và suy nghĩ về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước bằng dịng tweet: “Tơi hi vọng được nói chuyện với Thủ tướng Modi về việc Ấn Độ đã có mức thuế rất cao đối với hàng hóa của Mỹ trong nhiều năm qua và giờ đây lại tiếp tục tăng thuế. Điều này thật khó có thể chấp nhận và cần phải giảm bớt thuế quan!”. Ngày 01/8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump thơng qua 1 dịng twitter đã tái khởi động chiến tranh thương mại với Trung Quốc khi thông báo áp mức thuế quan bổ sung 10% đối với 300 tỷ hàng hóa của Trung Quốc kể từ tháng 9/2019.

Đặc biệt, vào tháng 01/2020, Tổng thống Mỹ đã sử dụng Twitter để cảnh báo Iran về khả năng phía Mỹ tiến hành những đợt tấn cơng có thể được coi là “tội ác chiến tranh”. Sau khi ra chỉ thị ám sát một tướng lĩnh cấp cao của Iran mà khơng có thơng báo nào với những người đứng đầu Quốc hội, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội Mỹ theo dõi các động thái và chỉ đạo mới của ông về chiến sự tại Iran thông qua Twitter. Đây là đầu tiên trong lịch sử mà một vị tổng thống sẽ ra lệnh cho Quốc hội bằng tài khoản mạng xã hội của mình.

Từ những hoạt động ngoại giao kỹ thuật số trên có thể thấy nền tảng mạng xã hội này đang trở thành một kết cấu trong chính quyền, định hình lại bản chất và quyền lực của ơng chủ Nhà Trắng đối với thế giới. Trong một nhiệm kỳ tổng thống “không giống ai”, Donald Trump thức dậy cùng Twitter, đi ngủ với nó, sử dụng nó như một công cụ để gửi đi thơng điệp tới đối thủ chính trị hay ca ngợi năng lực chính trị của bản thân. Theo BBC, số liệu thống kê về tài khoản Twitter @realDonaldTrump của Tổng thống Trump cho thấy ở năm đầu nhiệm kỳ - năm 2017, ơng đã “tweet” 2.608 lần, trong khi chỉ có 2.251 lần vào năm 2016.1 Tính đến đầu năm 2018, lãnh đạo Nhà Trắng đã có hơn 74.000 lượt thích và 18.000 lượt chia sẻ trong mỗi bài đăng. Ngoài ra, theo thống kê cụ thể của New York Times, kể từ khi lên nắm quyền vào ngày 20/1/2017 tới cuối tháng 10/2019, ông Trump tweet 1.159 lần về vấn đề nhập cư và bức tường biên giới cùng với 521 lần về thuế quan. Đồng thời, ông dành hơn 100 tweet ca ngợi các nhà lãnh trên thế giới nhưng lại dành lời phàn nàn gấp đôi cho các đồng minh của Mỹ. Twitter cũng trở thành văn phòng nhân sự của tổng thống khi

1 Roland Hughes (2018), “Trump's year on Twitter: Who has he criticised and praised the most?”, BBC News,

Donald Trump tuyên bố sa thải hơn 20 chục quan chức hàng đầu trong chính quyền. Khơng chỉ dừng lại ở đó, chiếm hơn một nửa trong tổng số các bài đăng của nhà lãnh đạo Mỹ - 5.889 dùng để cơng kích cá nhân hay một vấn đề nào đó từ hoạt động của chính quyền trước đây, đảng Dân chủ hay cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, Cục dữ trự liên bang cho tới các quan chức đã chỉ trích ơng. Ngồi ra, ơng Trump cịn viết khoảng 2.026 tweet để tự khen năng lực lãnh đạo của mình.1 Bất chấp việc những người xung quanh thừa nhận các tweet của ơng có thể gây ra thiệt hại về chính trị, Donald Trump vẫn tự tin rằng mình hồn tồn làm chủ được mạng xã hội và coi đó như phong cách ngoại giao riêng.

Một số chuyên gia cho rằng những nội dung Twitter gây tranh cãi xuất hiện trên tài khoản cá nhân của Doanld Trump (@realDonaldTrump) chứ khơng phải trang chính thức cho tổng thống Mỹ mà có sự quản lý của Nhà Trắng (@POTUS). Do vậy, các bài đăng Twitter chỉ có thể là một yếu tố được xem xét và không thể là điều quan trọng trong việc dự báo quan điểm hoặc kế hoạch của chính quyền Mỹ. Dẫu vậy, chiến lược ngoại giao kỹ thuật số qua Twitter để truyền tải thơng điệp của Donald Trump có thể thấy đã liên tiếp gặt hái được nhiều thành công theo mong muốn của vị tổng thống này. Tài khoản @realDonaldTrump tính tới tháng 08/2020 đã có tới 85,5 triệu người theo dõi và ông đăng hơn 15.000 bài trong 3 năm qua, tương đương khoảng 14 bài đăng mỗi ngày. Mỗi dòng nhận định của Donald Trump trên Twitter đều khiến giới truyền thông, ngoại giao và doanh nghiệp náo động, phân tích và mổ xẻ. Đầu tháng 01/2017, Hàn Quốc đã bổ nhiệm một vị trí mới trong Bộ Ngoại giao để theo dõi và tổng hợp các tin tweet của Tổng thống Trump. Tờ JoongAng Hàn Quốc nhấn mạnh: “Các thông điệp của ông Trump hiện là nguồn thơng tin rõ nhất về chính sách sắp tới của chính quyền Mỹ”.2 Nga cũng coi nội dung được đăng tải trên tài khoản Twitter cá nhân của Tổng thống Trump là phát ngơn chính thức.3

Về phần các doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư tại Mỹ chia sẻ rằng lúc nào họ cũng phải mang bên mình máy tính

1

Michael D. Shear (2019), "How Trump Reshaped the Presidency in Over 11,000 Tweets", New York Times,

November 2. https://www.nytimes.com/interactive/2019/11/02/us/politics/trump-twitter-presidency.html [truy

cập ngày 21/02/2020, lúc 11:15]

2 Yoo Jee-Hye (2017), “Trump’s tweets closely monitored by ministry”, Korea JoongAng Daily, January 05.

http://koreajoongangdaily.joins.com/news/article/article.aspx?aid=3028273 [truy cập ngày 11/02/2020, lúc

07:09]

3 Jack Stubbs (2017), “The Kremlin views Trump's tweets as official statements on his positions”,

Reuters, Dec 12, https://www.businessinsider.com/the-kremlin-views-trumps-tweets-as-official-statements- 2017-12 [truy cập ngày 13/02/2020, lúc 20:19]

hay điện thoại để cập nhật được tất cả các động thái dù là nhỏ nhất của tổng thống vì cả thị trường chứng khốn Mỹ có thể bị rung chuyển chỉ với một dịng tweet của ông Trump. Michael O’Rourke, Giám đốc chiến lược thị trường tại công ty chứng khoán JonesTrading cho biết: “Bất cứ khi nào đang thức giấc, tôi đều trong trạng thái làm việc. Hầu như lúc nào, tơi cũng phải dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại, nhỡ đâu ông Trump lại đăng một thông báo trên Twitter khiến cả thị trường đảo lộn”.1 Chẳng hạn, vào ngày 01/11/2018, Tổng thống Donald Trump đăng tin các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra thuận lợi và thế là thị trường tăng điểm hay trước đó vào tháng 4/2018, vị tổng thống chỉ trích hai hãng cơng nghệ lớn là Toyota và Lockheed - Martin khiến cổ phiếu của các hãng này biến động mạnh.

Tại Canada, chính phủ cũng đang thúc đẩy lĩnh vực ngoại giao kỹ thuật số. Với một thủ lĩnh hiện đại như Thủ tướng Justin Trudeau, các nhà ngoại giao nước này dần trở nên năng động, tự tin hơn và thậm chí có thể cơng khai ý kiến cá nhân một cách mạnh mẽ hơn so với thời các nhà lãnh đạo trước đây. Qua đó, thay đổi cách làm việc truyền thống đã và đang trở thành ưu tiên của nhiều cơ quan làm việc trong lĩnh vực ngoại giao của Canada.

Các tài khoản “Global aff Canada” được tạo bởi nhà ngoại giao và hoạch định chính sách đang gia tăng theo cấp số nhân. Chính Bộ trưởng Ngoại giao Stéphane Dion đã khuyến khích các nhân viên của mình hoạt động trên các kênh truyền thơng xã hội thông qua chia sẻ hình ảnh về đời sống ngoại giao một cách chân thành và cởi mở. Bên cạnh đó, từ năm 2004 Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada đã có các cuộc thảo luận trên mạng nhằm thu thập phản hồi của công chúng về các vấn đề thời sự. Đại sứ quán Canada tại Washington lập trang web Connect2Canada.com để cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ Canada – Mỹ. Điều này cho thấy Internet hay kỹ thuật số đang ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế và một trang web như vậy chính là nơi các vấn đề liên quan đến quan hệ Mỹ - Canada được cập nhật hàng ngày, đồng thời là nơi phổ biến các quan điểm của đất nước này, để từ đó, người Mỹ cũng như những cá nhân và tổ chức có thiện cảm với Canada tìm đến.

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 65 - 72)