Mục tiêu và nội dung của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 55)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3 Mục tiêu và nội dung của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

đời sống, ngoại giao truyền thống vẫn quan trọng nhưng để thích nghi với tình hình mới thì cơng tác đối ngoại cũng cần có những cơng cụ mới để thực hiện tốt vai trị của mình. Phương tiện ngoại giao truyền thống thường chỉ phản ánh thơng tin một chiều, ít chú ý đến sự phản biện của dư luận xã hội. Các tiện ích kỹ thuật số ra đời đã bù đắp được khiếm khuyết này của các kênh thông tin truyền thống, tạo sự đa chiều, đặc biệt là mối quan hệ tương tác giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo với người dân; xóa rào cản về khơng gian và thời gian trong quan hệ quốc hệ. Do đó, các phương tiện kỹ thuật số được nhiều lãnh đạo trên thế giới sử dụng với mục tiêu như một “vũ khí” quan trọng trong cơng tác ngoại giao của mình.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng phát biểu khi tới thăm trụ sở tập đoàn Facebook tại California, Mỹ năm 2015 rằng: “Gửi tới các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới: bạn sẽ thiệt thịi nếu khơng tận dụng mạng xã hội”.1 Sự tương tác giữa các nhà ngoại giao từ các quốc gia khác nhau qua mạng xã hội là tiền thân cho các cuộc đàm phán chính thức, từ đó giúp xây dựng các mối quan hệ song phương và đa phương. Ngoại giao kỹ thuật số cũng cung cấp một nền tảng cho đối thoại, thách thức các quan niệm truyền thống về giao tiếp giữa các nhà ngoại giao thơng qua các kênh chính thức. Do đó, phương tiện đối thoại này cịn được chính khách sử dụng với mục đích chứng minh sự trao đổi giữa các đối tác được diễn ra trước sự chứng kiến của công chúng tồn cầu. Qua đó, điều này có thể giúp họ điều chỉnh mối quan hệ và giúp các đối tác gây dựng lịng tin với nhau.

Hơn thế, các chính trị gia đã nhận ra lợi thế về ngoại giao kỹ thuật số và ưu tiên phương tiện mới này như phần không thể thiếu trong các cuộc vận động chính trị.

1

Sreeram Chaulia (2016), Modi Doctrine: The Foreign Policy of India’s Prime Minister, Bloomsbury

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)