Về an ninh – quốc phòng

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 61 - 64)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.2.3 Về an ninh – quốc phòng

Thực tế diễn biến tình hình chính trị thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã cho thấy Internet và các phương tiện kỹ thuật số tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, bảo vệ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng và ứng phó với những nguy cơ mới từ khơng gian mạng đã trở thành vấn đề toàn cầu được xác định là một nội dung cốt lõi trong quá trình bảo vệ và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới.

1 Nguyễn Văn Hùng (2020), “Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới”, Tạp

chí Tổ chức Nhà nước, đăng ngày 29/7/2020. https://tcnn.vn/news/detail/48067/Quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-

kinh-te-so-o-Viet-Nam-trong-nhung-nam-toi.html [truy cập ngày 02/9/2020 lúc 9:50]

2 Nguyễn Văn Hùng (2020), “Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới”, Tạp

chí Tổ chức Nhà nước, đăng ngày 29/7/2020. https://tcnn.vn/news/detail/48067/Quan-ly-nha-nuoc-ve-phat-trien-

Các cuộc “cách mạng màu” hay các cuộc biểu tình bạo động mang hơi hướng của “cách mạng màu” hầu hết được châm ngịi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin của các phương tiện kỹ thuật số. Ngay tại Mỹ, sau những cuộc biểu tình chiếm phố Wall năm 2011, giới chính trị gia đã chỉ trích đích danh Facebook, Twitter là “công cụ của bạo loạn”. Báo chí phương Tây cũng đúc rút phương thức dùng truyền thông xã hội tạo nên những “đám đơng” kích động, đó là: châm ngịi xuống đường; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội để kích động và liên kết trong, ngoài.1 Yuval Noah Harari - giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem - cho rằng, Internet hay cụ thể là mạng xã hội “là một vùng đất tự do và vơ luật làm xói mịn chủ quyền quốc gia, phớt lờ các biên giới, phá hủy quyền riêng tư và đem lại mối đe dọa an ninh tồn cầu có thể nói là đáng sợ nhất”. Bài học từ những cuộc “cách mạng màu” cho thấy không thể chủ quan, lơ là mà cần phải chủ động nhận diện, ngăn chặn kịp thời những nhân tố quốc tế lợi dụng kỹ thuật số để tác động đến ổn định chính trị, an ninh, quốc phịng từ nhiều hướng, nhiều cách thức khác nhau.2 Yêu cầu ấy đòi hỏi các nước bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, ý thức bảo vệ nền an ninh – quốc phòng cho mỗi người khi sử dụng mạng xã hội thì cần chủ trương thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách... giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của mạng xã hội với các vấn đề mới của nó. Đồng thời, để ngoại giao an ninh – quốc phòng trên nền tảng kỹ thuật số hiệu quả, các nước cần triển khai giải pháp về công nghệ phù hợp, theo kịp sự phát triển của Internet; khuyến khích phát triển mạng xã hội có nền tảng cơng nghệ trong nước; đồng thời phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài như Facebook, Google, Twitter để kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ những nguy cơ, hiểm họa về chính trị, an ninh, quốc phịng có thể xảy ra.

Ngồi ra, cơng tác quản lý nhà nước về không gian mạng đối mặt với nhiều thách thức trước những dịch vụ mới trên mạng như thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp. Điều đó đặt ra một

1 Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung tâm Thông tin khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng (2016), Hiểm họa từ mặt trái của Internet, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, trang 50.

số vấn đề về an ninh quốc gia, nguy cơ mất an ninh thanh tốn, an ninh thơng tin mạng. Chẳng hạn, việc mất an ninh thông tin mạng tạo điều kiện cho đối phương tiến hành thu thập tin tức tình báo; nguy cơ thất thu thuế, mất chủ quyền khơng gian thanh tốn; tình trạng cạnh tranh khơng bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, trung gian thanh toán trong và ngồi nước tạo mơi trường lý tưởng cho tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động phạm tội, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự xã hội. Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng, cụ thể là Luật An ninh mạng, là yêu cầu hết sức cấp thiết. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên khơng gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; tạo hành lang pháp lý để nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh, trật tự và xây dựng môi trường an tồn, lành mạnh trên khơng gian mạng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, năm 2018 có 138 quốc gia đã ban hành Luật An ninh mạng. Đức đã thông qua luật về quản lý mạng xã hội (NetzDG), theo đó, những dịch vụ mạng xã hội nếu để xảy ra tình trạng người dùng lăng mạ, gây thù oán hay tán phát các tin tức giả mạo sẽ đối mặt với án phạt nặng có thể lên tới 50 triệu Euro. Australia tuyên bố sẽ phạt các công ty cung cấp dịch vụ mạng và các trang mạng xã hội, có thể phạt tới 10% tổng thu nhập hàng năm, thậm chí phạt tù lên tới 3 năm đối với người điều hành nếu khơng loại bỏ hồn tồn các nội dung xấu. Luật chống tin giả của Ai Cập cho phép cơ quan chức năng quyền giám sát các tài khoản cá nhân trên những mạng xã hội có hơn 5.000 người theo dõi. Luật An ninh mạng của Thái Lan quy định đối tượng tán phát tin giả sẽ phải chịu 7 năm tù. Trong khi đó, Philippines đã ban hành luật quy định hoạt động truyền bá thông tin giả mạo bị coi là tội phạm hình sự, bị phạt tới 6 tháng tù, kèm khoản tiền phạt hơn 3.000 USD. Cịn Singapore cũng thơng qua Dự luật Bảo vệ khỏi sự thao túng và lừa dối trực tuyến. Người lan truyền tin giả với dụng ý xấu, gây tổn hại nghiêm trọng lợi ích cộng đồng có thể đối mặt với bản án 10 năm tù, các công ty mạng xã hội nếu khơng tn thủ các quy định có thể bị phạt lên đến 1 triệu đơ la Singapore... 1

Sự lệch lạc trong nhận thức về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến sai lầm trong hành vi, tạo nên bất ổn chính trị, xã hội, những mối nguy về an

1

Võ Văn Thưởng (2019), “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”, Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 17/6.

ninh – quốc phòng. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, hiện tượng tin giả, các phát ngơn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, vu khống, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, kỳ thị giới tính, các hành vi gây hấn, tấn cơng trên mạng… đang trở nên đáng báo động. Về lâu dài, điều này có thể khiến một số mối quan hệ quốc tế bị rạn nứt sâu sắc, gây phân rã, khó tạo nên sự đồng thuận trong việc chung tay giải quyết các vấn đề của cộng đồng hay nhân loại.1 Vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế, ngăn ngừa có hiệu quả mọi hoạt động chống phá của các thế lực phản động và thù địch trên các phương tiện kỹ thuật số là cần thiết và tất yếu của thời đại cách mạng số. Đồng thời, các nước trong khu vực và trên thế giới nên tích cực tham gia các cơng ước, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ khơng gian mạng, phịng chống tội phạm. Đó cũng là nội dung ngoại giao kỹ thuật số mà các nước cần triển khai để bảo vệ nền an ninh – quốc phòng, phát huy giá trị tiến bộ được xã hội thừa nhận, đồng thời hạn chế, đẩy lùi, triệt phá những tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 61 - 64)