Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Âu

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 72 - 75)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.2 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Âu

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, Bộ ngoại giao nhiều nước châu Âu đã mở rộng hoạt động trên mạng xã hội của quan chức chính phủ, đại sứ quán và các phái đoàn ngoại giao. Đại sứ Henri Verdier nhấn mạnh, trước khi phụ trách chức vụ Đại sứ phụ trách kỹ thuật số của Pháp, ông đã chịu trách nhiệm cho các dự án phát triển về chính phủ điện tử nên ông hiểu rõ về sự cần thiết của việc chuyển đổi sang nền tảng kỹ thuật số. Quá trình này nâng cao hiệu quả của dịch vụ công, giúp tiết kiệm hơn cho hoạt động đối ngoại của cơ quan nhà nước.1

Theo Chỉ số Xã hội và Kinh tế kỹ thuật số năm 2016, Đan Mạch là một trong những quốc gia có nền kỹ thuật số phát triển nhất của Liên minh châu Âu. Các dịch vụ công của đất nước Bắc Âu này được đều được số hóa ở cấp độ cao và người dân nơi đây u thích sử dụng cơng nghệ nhất Liên minh với 88% người dùng internet sử dụng ngân hàng điện tử và 82% thường xuyên mua sắm qua mạng. Các doanh nghiệp Đan Mạch kiếm được 15% doanh thu từ bán hàng trực tuyến, 25% các công ty vừa và nhỏ kinh doanh online, trong đó 9,8% là bán hàng xuyên biên giới.2 Ngoài ra, số người sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử ở Đan Mạch cũng cao thứ hai trong Liên minh châu Âu.

Cuối tháng 01/2016, Đan Mạch đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ bổ nhiệm vị đại sứ kỹ thuật số. Động thái này thể hiện chính sách rất ưu tiên và chú trọng phát triển lĩnh vực ngoại giao kỹ thuật số của chính quyền Copenhagen. Chức danh đại sứ kỹ thuật số được thiết kế nhằm xây dựng quan hệ với các đại gia cơng nghệ trên tồn cầu. Sáng kiến trên bắt nguồn từ thực tế rằng lĩnh vực công nghệ đang ngày càng gia tăng tầm quan trọng đối với nền kinh tế Đan Mạch, trong đó có vai trị đáng kể của Google, Apple, IBM hay Microsoft... Những tập đoàn phi quốc gia tồn cầu trên có những quyền lực phi thường và sự giàu có đến nỗi khơng thể phù hợp với nền ngoại giao thơng thường của một nhà nước. Vì thế, chức vụ đại sứ kỹ thuật số

1 Gia Huy (2019), “Mong muốn Pháp hỗ trợ vận hành công việc trên nền tảng điện tử”, Văn phịng Chính phủ, đăng ngày 04/10/2019.

http://www.vpcp.chinhphu.vn/Home/Mong-muon-Phap-ho-tro-van-hanh-cong-viec-tren-nen-tang-dien- tu/201910/26610.vgp [truy cập ngày 13/02/2020, lúc 09:17]

2 Copenhagen (2016), “Denmark most digital country in the EU” , Copenhagen Copacity, March 4,

https://www.copcap.com/newslist/2016/denmark-most-digital-country-in-the-eu [truy cập ngày 12/02/2020, lúc

được Đan Mạch hi vọng sẽ là sợi dây liên kết công nghệ, phản ánh sự thay đổi về cách tiếp cận ngoại giao giữa các nước và các tập đoàn kinh tế.1

Bên cạnh đó, khơng chỉ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghệ, Đan Mạch triển khai chương trình hợp tác với các cơng ty nước ngồi về các vấn đề như an ninh mạng, bảo mật kỹ thuật số, nạn tin giả hay ảnh hưởng của cơng nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo lên xã hội… Thực tế, cả Facebook và Apple đều đã thông báo các kế hoạch xây dựng những trung tâm dữ liệu khổng lồ ở Đan Mạch. Sáng kiến mới này trang bị đầy đủ cho công dân, doanh nghiệp và khu vực công về mặt công nghệ trong một đất nước kỹ thuật số cao tương lai. 2

Ở Nga, ngay từ năm 2001, tổng thống Nga lúc bấy giờ là Vladimir Putin đã lựa chọn mạng Internet để trả lời các câu hỏi phỏng vấn của hàng ngàn người dùng mạng trên toàn thế giới về dân chủ trong xã hội và chương trình cải cách của đất nước. Kể từ khi cuộc giao lưu trực tuyến đầu tiên vào năm 2006, ơng Putin vẫn đều đặn lên lịch trị chuyện trực tuyến với người dân và bây giờ vẫn vậy. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng không phải là một ngoại lệ. Ngoài giao lưu trực tuyến, ơng Medvedev cịn đang sở hữu hai nhật ký trực tuyến (blog), một trên mạng của điện Kremlin và một trên mạng LiveJournal.com để có thể đối thoại trực tiếp mọi vấn đề mà người dân quan tâm. Sự công khai trong các cuộc trao đổi như thế giúp cư dân toàn cầu hiểu thêm về đường lối chính sách của nước Nga.

Theo bà Camilla Mellander – Trưởng Phòng xúc tiến thương mại của Bộ Ngoại giao Thụy Điển, mạng xã hội chính là kênh thơng liên tục để thơng báo về những việc mà cơ quan đối ngoại nhà nước đang làm với người dân Thụy Điển và người dân sở tại.3 Qua đó, nó giúp các chính trị gia thể hiện tính trách nhiệm và minh bạch thơng qua đối thoại cởi mở với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

1 Peter Baugh (2017), “Techplomacy’: Denmark’s ambassador to Silicon Valley”, Politico,

https://www.politico.eu/article/denmark-silicon-valley-tech-ambassador-casper-klynge/ [truy cập ngày 18/02/2020, lúc 9:17]

2 Robbie Gramer (2017), “Denmark Creates the World’s First Ever Digital Ambassador”, Foreign Policy,

https://foreignpolicy.com/2017/01/27/denmark-creates-the-worlds-first-ever-digital-ambassador-technology- europe-diplomacy/ , January 27. [truy cập ngày 02/9/2020 lúc 10:17]

3 Cyber Diplomacy (2007), “Sweden to open first virtual embassy in Second Life”, Spiegel International,

January 30,

https://www.spiegel.de/international/cyber-diplomacy-sweden-opens-virtual-embassy-in-second-life-a- 463073.html truy cập ngày 12/02/2020, lúc 12:10]

Đầu năm 2007, Thụy Điển đã mở đại sứ quán trên thế giới ảo nổi tiếng Second Life.1 Với sự kiện này, Thụy Điển đã trở thành quốc gia tiên phong xây dựng quan hệ đối ngoại với cộng đồng trực tuyến. Đất nước Scandinavian hy vọng sẽ quảng bá hình ảnh quốc gia như văn hóa, lịch sử đối với những người trẻ tuổi trên toàn thế giới. Kể từ năm 2013, tất cả đại sứ quán của Thụy Điển ở các nước đều có hồ sơ trên Twitter và Facebook, trong đó có cả tài khoản ở văn phòng tại biên giới Triều Tiên. Bên cạnh đó, Thụy Điển cũng đẩy mạnh việc khuyến khích người dân thế giới thảo luận và đăng bình luận về nhiều vấn đề trong cuộc sống như thương mại, giáo dục, văn hóa, bình đẳng giới, người đồng tính và chuyển giới… trên trang Facebook của Đại sứ quán Thụy Điển ở các nước và cam kết khơng bao giờ xóa những bình luận dù có thể tích cực hoặc phê phán nghiêm trọng, trừ phi đó là ngơn từ mang tính xúc phạm hoặc “quảng cáo rác”.

Ngoài ra, 24 bộ trưởng Thụy Điển đều sử dụng mạng xã hội. Nước này cũng

một trang Facebook để giải đáp các vấn đề của những bậc phụ huynh do Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển thiết lập. Mọi người có thể nêu câu hỏi và ln được phản hồi nhanh chóng. Mỗi câu trả lời là sự kết nối của những thắc mắc – giải đáp ở phía trên đã tạo nên một cuộc đối thoại đa chiều. Với những vấn đề liên quan đến người nhập cư, cơ quan này còn thiết lập một trang riêng và sử dụng nhiều ngôn ngữ gồm tiếng Ba Lan, tiếng Anh, tiếng Phần Lan, tiếng Tây Ban Nha và cả tiếng Arab… Cơ quan Thuế vụ của Thụy Điển cũng lập một trang Faecbook để giải đáp thắc mắc về khai báo thuế và hoàn thuế. Họ lắng nghe ý kiến về cải thiện dịch vụ, hỗ trợ giảm bớt chi phí mà vẫn bảo đảm đúng về thời gian và tiền bạc cho người dân. Do vậy, cơ quan này luôn là một trong những đơn vị nhà nước phổ biến nhất của Thụy Điển với người dân thế giới.

Để bắt kịp với xu hướng cách mạng 4.0, Liên minh châu Âu đang đưa ra kế hoạch phát triển đồng tiền kỹ thuật số cho Khối bằng cách sử dụng ví điện tử được kết nối với Internet hoặc các mạng được chỉ định. Người đồng sáng lập sàn giao dịch kỹ thuật số CoinJar ở Australia - Asher Tan khẳng định cuộc tranh giành vị trí bá chủ của thế giới trong tương lai sẽ diễn ra trên lĩnh vực đồng tiền kỹ thuật số. Vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau đã kêu gọi xây dựng kế

1

AFP (2007), “Sweden to set up embassy in Second Life”, The Local , https://www.thelocal.se/20070126/6219 , uy cập ngày 22/02/2020, lúc 10:30]

hoạch phát triển đồng tiền số từ năm 2020. Ơng De Galhau thơng báo: “Các ngân hàng trung ương của EU cần tạo ra đồng tiền kỹ thuật số. Chúng tôi muốn bắt đầu việc thử nghiệm nhanh chóng và sẽ đưa ra một lời kêu gọi cho dự án”.1

Với đặc trưng việc thanh toán được thực hiện trực tiếp giữa các bên mà không cần bất kỳ trung gian nào nên bằng tiền kỹ thuật số, giao dịch có thể thực hiện xuyên biên giới nhanh chóng. Giao dịch điện tử dựa trên tiền kỹ thuật số cũng có lợi thế trong việc lưu giữ hồ sơ và sự minh bạch giữa các nước.

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 72 - 75)