Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châ uÁ

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 75 - 82)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.3 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châ uÁ

Ở khu vực Nam Á, một trong những quốc gia được đánh giá là năng động trong việc thực hiện ngoại giao kỹ thuật số là Ấn Độ. Dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, những nhà lãnh đạo nước này đã thúc đẩy nền đối ngoại số một cách hiệu quả. Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã thành lập một bộ phận chuyên phụ trách và thực thi nhiều sáng kiến ngoại giao kỹ thuật số. Bên cạnh đó, các cơng ty mạnh nhất về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông xã hội cùng các kỹ sư trẻ năng động, nhiệt huyết cũng được huy động để hỗ trợ cho các chương trình đối ngoại mới này.

Trong số các phương thức giao tiếp trên thế giới hiện nay, mạng xã hội được đánh giá là một trong những phương thức nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy, Ấn Độ đẩy mạnh việc sử dụng các mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube và các mạng truyền thông xã hội khác để phục vụ cho cơng tác đối ngoại. Qua đó, nền ngoại giao Ấn Độ chuyển biến từ phong cách khép kín và thủ cựu sang khuynh hướng tích cực và mang tính tương tác cao hơn. Ngày 08/7/2010, tài khoản chính thức trên Twitter của Vụ Ngoại giao công chúng Ấn Độ được tạo lập rồi sau đó là trên YouTube, Scribd, Facebook…Bước đi tiên phong này của Vụ Ngoại giao công chúng đã giúp cho các đơn vị khác của bộ cũng như các cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngồi hay giới chính trị gia tự tin hơn đối với hoạt động đối ngoại dựa trên kỹ thuật số. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội để thông báo về các chuyến cơng du nước ngồi của ơng cũng như thảo luận và nhận phản hồi về các vấn đề chính trị đang được quan tâm. Trong cuộc trị chuyện với ơng

1 Yogita Khatri (2019), “European Central Bank is in favor of its own digital currency for faster and cheaper payments”, The Block, December 5,

https://www.theblockcrypto.com/post/49307/european-central-bank-is-in-favor-of-its-own-digital-currency-for- faster-and-cheaper-payments [truy cập ngày 15/02/2020, lúc 23:02]

chủ Facebook Mark Zuckerberg năm 2015, Thủ tướng Modi đã đề cao sự cần thiết của mạng xã hội đối với nhà nước của ơng qua việc giúp chính phủ trực tiếp kết nối với người dân và nhận phản hồi nhanh chóng từ họ.1

Chính Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đề nghị các bộ trưởng sử dụng mạng xã hội như một phần cơng việc của mình. Thậm chí, theo The Conversation, Ấn Độ đã mời các chuyên gia từ Twitter, Facebook và Google tham vấn về phương án để sử dụng mạng xã hội hiệu quả trong ngoại giao công chúng.2 Bộ trưởng Năng lượng Piyush Goyal, Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj và Bộ trưởng Đường sắt Suresh Prabhu là những quan chức đầu tiên hưởng ứng phương thức này. Đặc biệt, vượt qua ngoại trưởng của tất cả các nước trên thế giới, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj là ngoại trưởng được theo dõi nhiều nhất trên Twitter với 13 triệu người theo dõi. Trang Twitter của Ngoại trưởng Swaraj hoạt động 24/7 để hỗ trợ người dân Ấn Độ và khách nước ngoài đang cần giúp đỡ trong vấn đề hộ chiếu, thị thực hay các đề nghị cứu trợ. Bà Swaraj còn sử dụng mạng xã hội để truyền tải các thơng điệp chính trị tới quốc tế.

Không chỉ thế, Ấn Độ khẳng định vị trí là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực ngoại giao mạng xã hội khi sở hữu những tài khoản Twitter có lượng người theo dõi đông đảo nhất thế giới. Để có thể kết nối dễ dàng với người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong các trường hợp liên quan tới văn bản hay hộ chiếu và giúp đỡ người nước ngồi tại Ấn Độ, đồng thời duy trì liên lạc với các lãnh đạo thế giới, chính phủ Ấn Độ thường xuyên sử dụng cụm từ khóa #Ngoại giao trên mạng xã hội Twitter. Ấn Độ cũng là một trong các quốc gia tiên phong có các phái đồn đối ngoại và các chính trị gia hoạt động tích cực trên Twitter nhằm cung cấp các thông tin ngoại giao, đồng thời hỗ trợ người Ấn Độ tại nước ngoài. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã xây dựng cơ chế xử lý cơng việc qua mạng xã hội. Theo đó, sau khi nhận được khiếu nại từ người dân trên Twitter, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp nhận tin nhắn trong vòng 24 tiếng đồng hồ và giải quyết hoàn tất vấn đề trong vài giờ sau đó. Những việc làm trên khơng chỉ giúp chính phủ Ấn Độ giải quyết vấn đề nhanh chóng, thiết lập lòng tin từ người dân mà

1 Sahil Mohan Gupta (2015), “Truly special: Mark Zuckerberg introduces his parents to PM Modi”, India Today, September 28,

https://www.indiatoday.in/technology/news/story/facebook-mark-zuckerberg-pm-modi-parents-digital-india- 265155-2015-09-28 [truy cập ngày 13/02/2020, lúc 13:53]

2 Vigneswara Ilavarasan (2017), “Narendra Modi, India’s social media star, struggles to get government online”,

The Conversation, March 22,

http://theconversation.com/narendra-modi-indias-social-media-star-struggles-to-get-government-online-73656

cịn tạo ra mơi trường quản trị ưu việt hơn, trao quyền cho người dân và xóa bỏ dần tình trạng quan liêu trong chính quyền,

Bên cạnh đó, Ấn Độ đang lên hình thành một cộng đồng những người bạn từ khắp thế giới qua kế hoạch xây dựng một câu chuyện về sức mạnh mềm trên Facebook. Thư ký phụ trách bộ phận ngoại giao công chúng của Bộ Ngoại giao Navdeep Suri cho biết: “Chúng tơi đã có những thơng tin phản hồi tích cực trên trang Facebook ITEC trong đó bao gồm những cá nhân đã đến Ấn Độ từ chương trình hợp tác kỹ thuật và kinh tế”.1

Không những thế, hiện tất cả các đại sứ quán và phái đoàn ngoại giao của Ấn Độ đều sử dụng mạng xã hội để có thể kết nối hiệu quả và hỗ trợ với người dân trong trường hợp khẩn cấp. Ủy ban Bầu cử Ấn Độ cũng sử dụng Facebook nhằm thu hút các cử tri tiềm năng theo một quy trình dân chủ.

Câu chuyện thành công trong việc ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động của chính phủ Ấn Độ không chỉ thể hiện ở số lượng người theo dõi ngày càng tăng mà còn ở tốc độ và số lượng các vấn đề được giải quyết thông qua các mạng xã hội này. Do nhà nước hoạt động thường xuyên trên mạng xã hội nên người dân Ấn Độ cũng ln được cập nhật về tình hình của đất nước như việc phản ứng nhanh với trận động đất ở Nepal, chính phủ gửi tàu hải quân tới Maldives, hỗ trợ Afghanistan trong quá trình tái thiết đất nước...

Một số lĩnh vực khác của ngành đối ngoại Ấn Độ cũng đã được lên kế hoạch để ứng dụng ngoại giao kỹ thuật số. Chẳng hạn, trong công tác lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã xây dựng một chương trình trên điện thoại thơng minh giúp người dùng truy cập về tình trạng hộ chiếu cũng như các thủ tục liên quan đến vấn đề lãnh sự khác. Các ứng dụng MeaIndia miễn phí trên Apple và cửa hàng Android là minh chứng cho thấy nước này muốn theo kịp tiến bộ về công nghệ thông tin ứng dụng cho hoạt động đối ngoại.

Ngoài ra, nằm trong nỗ lực đẩy mạnh kỹ thuật số trong nội bộ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ còn lập diễn đàn các cuộc thảo luận tự do nhưng được bảo mật nội bộ để các nhà ngoại giao đưa ra các ý kiến về các vấn đề chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, các

1 Griffen Peter (2011), “The Intent to Build Communities for Friends of India”, Forbes India, May 20,

http://www.forbesindia.com/article/maga-zine-extra/the-intent-is-to-build-communities-for-friends-of- india/25092/1 [truy cập ngày 19/02/2020, lúc 18:30]

tạp chí của ngành ngoại giao như India Perspectives được in với 14 ngơn ngữ nước ngồi cũng có một phiên bản kỹ thuật số để độc giả có thể truy cập ở bất cứ đâu. Ấn Độ cũng dự kiến xây dựng một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số của các hiệp ước và hiệp định quốc tế mà nước này đã tham gia.

Một trong những ưu tiên của chính phủ Ấn Độ là thúc đẩy người dân kết nối nhiều hơn với mạng xã hội. Chương trình hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của quốc gia mang tên “Kỹ thuật số Ấn Độ” (Digital India) đã được hình thành để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân như đăng ký hộ chiếu hay quản trị hệ thống trường học và việc làm. Bên cạnh đó, một website để công dân chủ động lên tiếng mang tên mygov.in của chính phủ Ấn Độ đã có 1,8 triệu bài viết trong năm 2017 với 35 triệu lượt phản hồi.1

Ở khu vực Đông Á, chiến lược ngoại giao kỹ thuật số của Trung Quốc được thể hiện trước hết ở sự hiện diện của Bộ Ngoại giao nước này trên mạng xã hội. Trước đây các quan chức Trung Quốc thường ít xuất hiện trên các phương tiện Internet mà chủ yếu đưa ra các phát ngôn trên kênh truyền thông đại chúng của nhà nước. Tuy nhiên, việc hiện Trung Quốc đang gia tăng vị thế chính trị và kinh tế trên trường quốc tế đã khuyến khích các nhà ngoại giao nước này có tiếng nói mạnh mẽ hơn trên cả môi trường ngoại giao truyền thống lẫn ngoại giao trực tuyến. Mạng xã hội đã trở thành công cụ phát ngôn mới giúp các nhà ngoại giao Trung Quốc dễ dàng lan tỏa các thông điệp của quốc gia ra toàn cầu. Đáng chú ý hơn cả là trong khi các kênh kỹ thuật số này bị chặn sử dụng tại Trung Quốc nhưng nó lại đang được chính phủ nước này lựa chọn để bộ ngoại giao và các chính khách của họ giới thiệu hay bảo vệ cho chính sách ngoại giao Trung Quốc trước quốc tế. Bà Rose Luwei Luqiu, giáo sư ngành Truyền thông tại Đại học Baptist Hong Kong, nhận xét: “Twiplomacy” (kết hợp giữa từ Twitter và diplomacy) cho thấy chiến lược ngoại giao kỹ thuật số này giúp Trung Quốc đang trở nên “chủ động hơn”. 2

1 Vigneswara Ilavarasan (2017), Will the Modi government move beyond using social media as a public relations platform?, Quartz India, March 23,

https://qz.com/india/940074/will-the-narendra-modi-government-move-beyond-using-twitter-and-facebook-as-a- public-relations-platform/ [truy cập ngày 17/02/2020, lúc 7:50]

2 The Frontier Post (2019), “China and Twitter: The year Chinese diplomacy went social” , The Frontier Post, December 29,

https://thefrontierpost.com/china-and-twitter-the-year-chinese-diplomacy-went-social/ [ truy cập 13/02/2020, lúc

Trong một tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc nước này hoạt động trên Twitter là “để giao tiếp hiệu quả hơn với các quốc gia khác và giải thích rõ hơn về tình hình và chính sách trong đối ngoại của Trung Quốc”.1 Đặc biệt, Trung Quốc tăng cường sử dụng mạng xã hội này khi phải chịu sức ép ngày càng gia tăng trên trường quốc tế trước các hoạt động biểu tình ở Hong Kong, giám sát tại Tân Cương trong khi căng thẳng chiến tranh thương mại với Mỹ khơng ngừng leo thang. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất muốn truyền tải thông tin của nhà nước đến thế giới đặc biệt là các nước phương Tây bằng cách chi tiền để đăng các tweet về vấn đề thời sự với nội dung thường đối lập với truyền thông quốc tế. Truyền thông nhà nước cũng đã trả hàng triệu nhân dân tệ cho các công ty bên thứ ba để quảng bá nội dung tin tức của họ trên YouTube, Facebook, LinkedIn và Twitter.

“Gấu trúc khổng lồ nguy hiểm hơn đại bàng đầu trắng? Kung Fu Panda được tất cả mọi người yêu mến”.2 Đây là tiếng nói chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trên Twitter. Động thái này được xem là phản hồi cho các tin tức cảnh báo về mối lo ngại “hoang tưởng” của quốc tế về Trung Quốc. Trang twitter @MFA_China bắt đầu đăng thông tin bằng tiếng Anh vào đầu tháng 12/2019 và tháng 08/2020 đã có hơn 192.300 người theo dõi. Với lời ngỏ “hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm về của Trung Quốc”, trang mạng xã hội này chủ yếu chia sẻ các đoạn video và tuyên bố được dịch sang tiếng Anh từ các cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao nước này. Tài khoản mạng xã hội này cịn từng đả kích Mỹ vì chèn ép cơng nghệ Trung Quốc và cáo buộc Mỹ bôi nhọ lập trường của Trung Quốc về vấn đề Tân Cương, Đài Loan hay Hong Kong.

Không chỉ thế, sự gia tăng đột biến của các tweet từ những ngoại giao Trung Quốc cũng cho thấy một sự thay đổi cơ bản trong sách lược đối ngoại của Trung Quốc. BBC đã thống kê được có khoảng 55 tài khoản Twitter của các nhà ngoại giao, đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc, trong đó 32 tài khoản được tạo vào năm 2019.3 Họ

1 AFP (2020), “Chinese officials on Twitter adopt confrontational style”, Abacus News, January 14,

https://www.abacusnews.com/culture/chinese-officials-twitter-adopt-confrontational-style/article/3045987 [ truy

cập 19/02/2020, lúc 19:24]

2 Alex Linder (2019), “China says it’s like a panda, big but nonthreatening”, Shaghaiist, December 13,

http://shanghaiist.com/2019/12/13/china-says-its-like-a-panda-big-but-nonthreatening/ [truy cập ngày 14/02/2019, lúc 20:38]

3 The Frontier Post (2019), “China and Twitter: The year Chinese diplomacy went social” , The Frontier Post, December 29,

https://thefrontierpost.com/china-and-twitter-the-year-chinese-diplomacy-went-social/ [ truy cập 13/02/2020, lúc

có phát ngơn mạnh mẽ, thậm chí gồm cả biểu tượng cảm xúc và những từ viết tắt phổ biến trên internet kết hợp các video clip ngắn và cả hình ảnh. Nhiệm vụ chính của các đại sứ là thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của đất nước. Chẳng hạn, đại sứ Trung Quốc tại Anh, Liu Xiaoming sử dụng Twitter để biện hộ viễn thông Huawei khi cơng ty Trung Quốc này bị chỉ trích.

Ở khu vực Tây Nam Á, Israel khơng có quan hệ ngoại giao chính thức với hầu hết các nước Arab. Vì vậy, sự xuất hiện các tài khoản truyền thơng xã hội của Chính phủ Israel và các sáng kiến do cá nhân điều hành là một cách ngoại giao đặc biệt để Israel tham gia với thế giới Arab và Hồi giáo.

Theo giám đốc Trung tâm Moshe Dayan về nghiên cứu Trung Đông và châu Phi tại Đại học Tel Aviv Uzi Rabi, khu vực Trung Đơng đang có tín hiệu tích cực khi ghi nhận số lượng lớn người Arab trẻ tuổi cởi mở hơn với người Israel. Đặc biệt, khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi tại Trung Đông muốn tương tác với thế giới bên ngoài hơn thế hệ trước.1 Do đó, qua nền tảng kỹ thuật số, chính quyền Israel có thể tương tác với người dân các nước Arab, kết nối họ với các giáo viên tiếng Do Thái và các chuyên gia y tế cũn như cung cấp thông tin về Israel và cả những người Do Thái từng sống tại đất nước này. Bộ Ngoại giao Israel có 2 trang Facebook, tài khoản Twitter và Instagram bằng tiếng Arab cùng 1 kênh YouTube. Tất nhiên, các trang này khơng nói đến tình hình chính trị của Israel hay sự chiếm đóng lãnh thổ Palestine mà bộ phận ngoại giao kỹ thuật số tiếng Arab chỉ giới thiệu cuộc sống và văn hóa của Israel. Kết quả cho thấy loại hình ngoại giao kỹ thuật số mà Israel đang triển khai đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người ở khu vực Trung Đông.

Ở khu vực Đông Nam Á, cách mạng 4.0 tạo ra sức mạnh mới cho ASEAN và đưa các quốc gia thành viên đến gần nhau hơn. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ASEAN là thị trường Internet phát triển nhanh nhất toàn cầu. Với 125.000 người dùng mới truy cập Internet mỗi ngày, nền ngoại giao kỹ thuật số của ASEAN được dự đoán sẽ phát triển mạnh. Để hòa nhịp với cuộc cách mạng 4.0, Hội nghị kỹ thuật số của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được tổ chức bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vào 24/8/2019. Tại hội nghị này, ASEAN đã đưa ra Sáng kiến kỹ thuật

1 Việt Khuê (2019), “Ngoại giao số”, Báo Sài Gòn giải phóng, đăng ngày 23/12/2019,

https://www.imf.org/en/About/infographics/Morocco-Conference-Chart-of-the-Week/chart-of-the-week-1 [ truy

số ASEAN. Sáng kiến nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề để củng cố nền ngoại

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)