Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 83 - 91)

4. Kết quả thảo luận

4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

4.2.3.5 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở Việt Nam

Theo thống kê vào tháng 01/2020, trong khoảng 4,5 tỷ người trên thế giới sử dụng mạng Internet thì có đến 3,8 tỷ người sử dụng mạng xã hội, chiếm tới hơn 84%.2 Mạng xã hội dần trở thành một phương tiện giao tiếp mới trong xã hội hiện đại, nơi mà mọi thông tin đều được phổ biến, chia sẻ, tương tác, cập nhật với chi phí thấp và khơng có giới hạn về thời gian hay khơng gian. Nắm bắt xu thế này, hoạt động ngoại giao tại Việt Nam dựa trên nền tảng kỹ thuật số, đặc biệt là mạng xã hội đang được mở rộng và đi vào chiều sâu với mục đích tạo nên sức mạnh tổng hợp để đóng góp to lớn cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

1 Văn Trịnh (2017), “Châu Phi và cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0”, Tạp chí Cộng sản, đăng ngày 10/11/2017,

http://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-

/2018/47859/view_content?_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=chau-phi-va-cuoc-cach-mang- cong-nghiep-4.0# [ truy cập ngày 15/02/2020, lúc 08:20]

2 Simon Kemp (2020), “Digital 2020: 3.8 billion people use social media”, We are social, January 30.

https://wearesocial.com/blog/2020/01/digital-2020-3-8-billion-people-use-social-media [truy cập ngày 20/20/2020, lúc 11:04]

Trên lĩnh vực lĩnh vực đối ngoại – chính trị, một trong những vấn đề quan trọng là việc đánh giá đúng vai trò và ảnh hưởng của mạng xã hội trong hoạt động thông tin đối ngoại. Ngày 25/10/2016, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh ứng dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”.1 Đây là bước khởi đầu cần thiết trong việc phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý và nghiên cứu nhằm xác định rõ ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống chính trị trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Qua đó, các cơ quan nhà nước và giới chính trị gia Việt Nam nhận thấy mạng xã hội là một kênh hữu ích để thúc đẩy các sứ mệnh ngoại giao hay mục tiêu đối ngoại cá nhân. Vì thế, Văn phịng Chính phủ là cơ quan tiên phong trong số các cơ quan nhà nước đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với người dân. Trang mạng xã hội Facebook của Văn phịng Chính phủ đã được thành lập vào tháng 10/2015 và thu hút hơn 1,166,284 người theo dõi tính đến tháng 08/2020. Đây là một kênh đối ngoại hiệu quả để chính phủ Việt Nam phổ biến thơng tin chính thức, chống lại tin giả và kết nối với chính phủ các nước. Khơng chỉ dừng lại ở việc xây dựng chính phủ điện tử, Việt Nam còn thúc đẩy cơ sở dữ liệu quốc gia mở cửa cho tất cả mọi người như cơ sở dữ liệu công dân, dữ liệu tài nguyên quốc gia. Bộ Ngoại giao Việt Nam (MOFA) cũng đang xây dựng chiến lược ngoại giao kỹ thuật số tập trung vào 4 lĩnh vực: các nhà ngoại giao, cách tổ chức, cách làm việc và phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thúc đẩy việc xây dựng các mạng xã hội dành riêng cho cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài và các đại sứ, lãnh sự để thúc đẩy mối quan hệ quốc tế với các chính phủ, tuyên truyền, quảng bá về chính sách đối ngoại cũng như thúc đẩy sự giao tiếp hai chiều với công dân các nước. Chẳng hạn như, với đặc thù Australia là đất nước có diện tích rộng lớn, cộng đồng người Việt Nam sống rải rác ở nhiều vùng miền nên bên cạnh website chính thức, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia còn lập trang “Vietnam in Australia” trên mạng xã hội Facebook từ tháng 02/2019 với mục đích cung cấp những thơng tin cập nhật về đất nước, con người Việt Nam, cộng đồng Việt Nam ở Australia và kết nối mối quan hệ Việt Nam -–Australia

1 Thu Hằng (2016), “Công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh ứng dụng mạng xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí

Tuyên giáo, http://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-trong-boi-canh-ung-dung-mang-xa- hoi-o-viet-nam-93173 [truy cập ngày 01/9/2020, lúc 21:47]

một cách thường xuyên và kịp thời hơn. Trong những vụ việc khẩn cấp liên quan trực tiếp tới công dân Việt Nam ở nước ngoài, việc truyền tải và trao đổi thông tin qua mạng xã hội cũng hết sức hữu dụng, như khi vụ việc bắt cóc con tin xảy ra tại Sydney vào tháng 12/2019, thông qua mạng xã hội, Đại sứ quán Việt Nam đã nhanh chóng xác minh ngay được khơng có cơng dân Việt Nam nào gặp nạn.1

Ngồi ra, Việt Nam cịn triển khai hợp tác ngoại giao kỹ thuật số với các nước khác. Chiều 04/10/2019, Bản ghi nhớ giữa Văn phịng Chính phủ Việt Nam với Bộ Kinh tế, Tài chính Pháp và Cơ quan Phát triển Pháp đã được ký bởi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Đại sứ phụ trách kỹ thuật số của Pháp Henri Verdier.2 Đây được là bước đầu hợp tác của hai nước trong việc phát triển một chính phủ điện tử.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vào những tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã chủ trì cuộc họp trực tuyến thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN và ASEAN +3 cũng như tham gia cuộc họp trực tuyến của Ủy Ban ASEAN, các Bộ trưởng Bộ Y tế G20, Hội nghị cấp cao trực tuyến Phong trào Khơng liên Kết... Tại đây, qua việc trình bày các chiến lược mà Việt Nam đang áp dụng để đối phó với dịch bệnh cũng như cách giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội và đề xuất biện pháp cùng hợp tác chống COVID-19, nỗ lực của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận, đánh giá là một quốc gia đáng tin cậy và có trách nhiệm trên tồn cầu. Hơn thế, hiểu được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống bệnh dịch tồn cầu, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các đối tác trên thế giới thường xuyên duy trì các cuộc điện đàm. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vào ngày 27/3/2020 đã có cuộc điện đàm lần 3 với lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước Mỹ, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Australia và New Zealand để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp chống lại COVID-19.3 Nhờ việc chủ động đẩy mạnh ngoại giao kỹ thuật số mà

1 Minh Anh (2015), “Các đại sứ Việt Nam chia sẻ gì trên mạng xã hội?”, Zing News, https://zingnews.vn/cac-dai-su-viet-

nam-chia-se-gi-tren-mang-xa-hoi-post598882.html [truy cập ngày 02/9/2020 lúc 13:45]

2 Nghi Do (2019), “Vietnam & France sign MoU on e-government development”, Vietnam Economic Times,

https://vneconomictimes.com/article/vietnam-today/vietnam-france-sign-mou-on-e-government-development

[truy cập ngày 02/9/2020 lúc 11:04]

3 Hoang HA (2020), “Deputy Foreign Minister holds phone talks with counterparts about COVID-19”, VGP

News, http://news.chinhphu.vn/Home/Deputy-Foreign-Minister-holds-phone-talks-with-counterparts-about-

ngay trong thời điểm toàn cầu khủng hoảng vì dịch bệnh nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo được tính đồn kết, hợp tác, sự chân thành, trách nhiệm của mình trong vai trị Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và góp phần nâng cao uy tín của đất nước trong cộng đồng quốc tế.

Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, các trang mạng xã hội giúp chính phủ và đại sứ quán liên lạc với các doanh nghiệp dễ dàng cũng như việc quảng bá sản phẩm của Việt Nam với các nước được hiệu quả hơn. Chẳng hạn, Australia là một đất nước rộng lớn và chi phí cho quảng cáo cũng rất tốn kém nên khi Việt Nam được phép xuất khẩu vải thiều vào thị trường Australia, Đại sứ quán tại đây đã phối hợp với cơ quan thương vụ xây dựng kế hoạch truyền thông để quảng bá rộng rãi cho trái vải thơng qua mạng xã hội vì đây là phương cách hiệu quả nhất và không tốn kém. Kết quả chỉ trong một ngày đăng tải thông tin đã có hàng chục nghìn lượt truy cập và hàng trăm chia sẻ. Nhờ vậy, hàng chục tấn vải thiều được tiêu thụ ở Sydney và Melbourne chỉ trong thời gian ngắn.1

Viễn thông và công nghệ thông tin sẽ là cơ sở hạ tầng mới trong thế giới kỹ thuật số. Vì vậy, để ngoại giao kinh tế số hiệu quả, Việt Nam đã thúc đẩy các chiến lược đầu tư viễn thông và công nghệ thông tin đến các khu vực. Suốt từ năm 2009 đến năm 2019, Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội Viettel của Việt Nam liên tục mở rộng thị trường quốc tế từ khắp châu Á đến châu Phi và cả Mỹ Latinh. Trong đó, Viettel đang đứng ở vị trí hàng đầu về thị phần thuê bao, doanh thu và lợi nhuận ở Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor và Mozambique. Bên cạnh đó, với lĩnh vực thanh tốn số, Viettel từng bước hồn thiện hệ sinh thái Viettelpay nhằm kết nối với trên 300 đối tác bên ngoài thuộc 15 ngành dịch vụ.

Việt Nam cũng xây dựng những giải pháp giúp doanh nghiệp theo kịp kinh tế số toàn cầu như đẩy mạnh các yếu tố số trong hoạt động kinh tế xã hội, hỗ trợ thương mại điện tử, chấp nhận hợp đồng điện tử, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số, hạn chế sử dụng tiền mặt, tạo hạ tầng thanh toán mạnh cho các giao dịch điện tử cũng như đẩy mạnh chương trình chính phủ điện tử, y tế điện tử, giao thông thông minh, du lịch

1

Minh Anh (2015), “Các đại sứ Việt Nam chia sẻ gì trên mạng xã hội?”, Zing News, https://zingnews.vn/cac-dai-su-viet-

thơng minh. Ngồi ra, tại Hội nghị Liên minh Viễn thơng Quốc tế (ITU) 2019 được tổ chức tại Hungary, Việt Nam và Hungary đồng ý hợp tác để tạo điều kiện cho thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp của hai nước. Việt Nam còn nỗ lực chuyển đổi cơ sở hạ tầng viễn thông thành cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin với dự án Chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia.1

Những hoạt động trên góp phần thúc đẩy ngoại giao kỹ thuật số giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Về lĩnh vực an ninh – quốc phịng, Việt Nam tìm cách chống lại các thông tin tiêu cực trên mạng xã hội bằng cách triển khai một đơn vị mạng theo Chỉ thị 47 của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam vào 01/01/2016. Lực lượng này giúp duy trì một mơi trường Internet lành mạnh và bảo vệ chính trị, an ninh – quốc phịng trước các thông tin độc hại. Các hoạt động của Lực lượng 47 là thu thập thông tin trên mạng xã hội, tham gia chống lại các quan điểm tiêu cực cho đến báo cáo các trang web hoặc tài khoản mạng xã hội có sai phạm. Mặt khác, Việt Nam cũng hợp tác với các công ty truyền thông xã hội nước ngoài để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về mạng xã hội. Đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh các phương tiện truyền thông xã hội ở Việt Nam là Luật An ninh mạng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Trong đó, cơng tác kiểm tra, giám sát và khắc phục sự cố về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia trên mạng Internet là nội dung đặc biệt quan trọng của Luật an ninh mạng.

Về lĩnh vực ngoại giao văn hóa, Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch dựa trên nền tảng kỹ thuật số để quảng bá hình ảnh đất nước, kết nối văn hóa và con người Việt Nam với người dân toàn cầu. Tổng cục Du lịch Việt Nam chú trọng, đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ trong tiếp thị, thương mại điện tử và sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngồi nước có ý tưởng và dự án sáng tạo về công nghệ. Thông qua sức lan tỏa rộng rãi của mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến, một số dự án như triển khai ứng dụng công nghệ ảnh 360 độ trong du lịch, các chương trình quảng bá du lịch quốc gia “Super Selfie” và #WhyVietNam đã được triển khai để quảng bá các điểm đến của Việt Nam với thế giới.

1 VNA (2019), “Vietnam attends ITU Telecom World 2019 in Hungary”, People’s Army Newspaper,

https://en.qdnd.vn/economy/news/vietnam-attends-itu-telecom-world-2019-in-hungary-509358 [truy cập ngày

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Hà Nội đã khai thác hệ thống thuyết minh tự động trên điện thoại di động về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phần mềm hướng dẫn tham quan Hoàng thành Thăng Long. Bên cạnh đó, Thủ đơ đã xây dựng bản đồ số về du lịch, Cổng thông tin điện tử du lịch, wifi miễn phí ở nhiều địa điểm cơng cộng. Đầu năm 2018, Ninh Bình đã triển khai hệ thống du lịch thông minh qua việc xây dựng cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động; xây dựng kho dữ liệu về du lịch; tiếp thị bằng tin nhắn SMS dựa trên vị trí địa lý; wifi miễn phí tại các điểm du lịch. Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã đầu tư cho công nghệ để đáp ứng nhu cầu của du khách trong việc tìm kiếm và đặt dịch vụ như phịng khách sạn, vé máy bay. Việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, tập trung phát triển du lịch thông minh được xem là bước đi phù hợp của du lịch Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0. Qua đó, năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, đặc biệt tồn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018). Với kết quả đó, Việt Nam được xem là một trong 10 nước có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.1

Những tín hiệu lạc quan này cho thấy qua phương tiện kỹ thuật số trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể là du lịch, hình ảnh Việt Nam đã đến gần hơn với thế giới cũng như gia tăng sức mạnh mềm cho đất nước.

Trong những tháng đầu năm 2020, cả thế giới vô cùng lo lắng trước dịch bệnh liên quan đến chủng virus COVID-19 đã trở nên bùng phát và có nhiều diễn biến phức tạp. Chính điều này đã khiến cho Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường Việt Nam thực hiện nên dự án cộng đồng mang tên “Ghen Cô Vy” trên mạng xã hội cùng các ca sĩ nhằm chung tay đẩy lùi bệnh dịch. Thay cho những bài phát biểu hay tuyên truyền theo truyền thống, cách tiếp cận thú vị trên nền tảng kỹ thuật số này đã được cộng đồng thế giới vô cùng hưởng ứng và dành những phản hồi tích cực. MV “Ghen Cô Vy” của Việt Nam xuất hiện trên các kênh truyền hình BFMtv Pháp, HBO Mỹ, Na Uy và cả trang mạng xã hội Facebook chính thức của UNICEF cũng như trên hàng loạt các tờ báo uy tín trên thế giới như tờ Stern Đức, Billboard Mỹ, C News Pháp, madmoiZelle Pháp... Đặc biệt, tờ madmoiZelle của Pháp chia sẻ: “Bằng cách tạo ra

1 Thanh Giang (2020), “Năm 2019, du lịch Việt Nam đạt kỳ tích “vàng” tăng trưởng”, Bnews.vn, đăng ngày 01/01/2020, https://bnews.vn/nam-2019-du-lich-viet-nam-dat-ky-tich-vang-tang-truong/143985.html [truy cập

một bài hát về virus corona, chính phủ Việt Nam đang thử một cách tiếp cận mới để phòng ngừa dịch bệnh. Bài hát của Việt Nam về virus corona đang là sáng kiến tốt nhất ở thời điểm hiện tại”.1 Cùng với việc dự án “Ghen Cô Vy” ngày càng được truyền thông quốc tế đưa tin rầm rộ, Việt Nam không chỉ đã truyền bá tinh thần của người Việt đến khắp thế giới trong thời điểm đại dịch mà đồng thời cịn góp phần giúp Việt

Một phần của tài liệu Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)