CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.3. Các nghiên cứu về thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam
Phạm Thị Minh Nghĩa (2008) với nghiên cứu “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [61]. Tác giả nêu ra được nhiều kinh nghiệm quốc tế về phát triển cũng như kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hà nội, đề xuất các phương án giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. “Phát triển nguồn nhân lực quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Lan Anh (2012) [53] đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Nguyên; đề xuất quan điểm và những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị trong các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Nguyễn Trường Sơn (2014) với cuốn “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” [54] đã xây dựng cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các nghiên cứu sâu về đặc trưng, giải quyết các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đã đi sâu bàn luận và giải quyết vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
“Lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp thương mại” của Phạm Văn Công và cộng sự (2016) [63] đã đi sâu nghiên cứu các lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, thực trạng năng lực cạnh tranh, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại như phải đổi mới quản lý nhà nước về thương mại, hoàn thiện hệ thống quản lý, phát triển đồng bộ các loại thị trường, quản lý thị trường và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thị trường, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp.
nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế phát triển hiện nay, đã xây dựng khung lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa [58]. Tác giả đã đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, đã khái qt thực trạng các chính sách vĩ mơ của nhà nước, phân tích tác động của một số yếu tố đến hiệu quả kinh doanh và những hạn chế bất cập cần khắc phục nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Nguyễn Thị Bích Liên (2017), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ” đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ, đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp để phát triển trong điều kiện có nhiều chủ thể tham gia [52]. Luận án đã khái quát hóa cơ sở lý luận của việc phát triển doanh nghiệp nhỏ, đi sâu phân tích đánh giá đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của hai ngành điện tử và dệt may.