Mặt tích cực của các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh vĩnh phúc (Trang 115 - 117)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

3.4.2.1. Mặt tích cực của các nhân tố tác động

Các mặt tích cực về các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được xác định dựa vào phân tích thực trạng trong các nội dung trước, được thể hiện ở các điểm sau:

- Thứ nhất là năng lực quản lý của doanh nghiệp: Năng lực quản lý doanh

nghiệp có vai trị rất lớn đối với năng lực cạnh tranh củ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều doanh nghiệp đã tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý phù hợp, hiệu quả; xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc; xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng môi trường nhiều biến động trong xã hội thường xuyên thay đổi; đặc biệt có khá nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm cách hội nhập nhanh vào kinh tế tồn cầu, ứng dụng tốt các nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Thứ hai là về năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ giữ chức vụ quản lý: Năng

lực, trình độ đội ngũ cán bộ giữ chức vụ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung có trình độ học vấn tương đối cao, đa số có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo đa dạng, phù hợp hoạt động của doanh nghiệp, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nên việc quản lý doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả.

- Thứ ba là về tạo lập các mối quan hệ trong kinh doanh của lãnh đạo: Việc

xây dựng tạo lập các mối quan hệ trong kinh doanh của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quan tâm, thực hiện đã có những hiệu quả tích cực. Hoạt động

đối ngoại của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung phong phú, đa dạng và hiệu quả, góp phần thúc đẩy hợp tác quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Chính vì vậy, Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những địa phương hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh cũng như phát triển ngành nghề.

- Thứ tư là về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nguồn nhân

lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đặc biệt quan tâm. Các doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã xác định nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển bền vững, được coi là nhân tố quyết định đến chiến lược phát triển của mình. Coi trọng an tồn lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược đầu tư, mở rộng các hoạt động SX-KD.

- Thứ năm là về nguồn vốn của các doanh nghiệp: Nguồn vốn của các doanh nghiệp trong những năm gần đây đã tăng khá mạnh cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Vĩnh Phúc do thực hiện nhiều phương thức huy động vốn có hiệu quả. Sự phát triển nguồn vốn của các doanh nghiệp đã đảm bảo thực hiện hoạt động thanh toán các khoản nợ đảm bảo đầy đủ và đúng hạn, góp phân nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo vị thế cao khi đánh giá thang đo về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Thứ sáu là về hoạt động marketing: Hoạt động marketing đã được xác định

đúng mức với yêu cầu xây dựng được thương hiệu của doanh nghiệp cùng với chiến lược quảng bá phù hợp góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thứ bảy là cải cách hành chính, hỗ trợ khởi nghiệp: Xác định các DNNVV

là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia, nhiều năm qua Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ các DNNVV; tạo điều kiện để các DNNVV có điều kiện được hưởng sự hỗ trợ nhiều nhất từ nhà nước, đặc biệt về hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị... Những chính sách đó đã giúp các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từng bước vượt khó khó khăn trong hoạt động kinh doanh; đồng thời góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm, thu nhập ổn định người lao động ở địa phương. Tỉnh ủy, UBND Vĩnh Phúc đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đảm bảo sự bình đẳng giữa các DNNVV với các doanh nghiệp Nhà

nước và doanh nghiệp FDI. Đặc điểm, điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc cũng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy được khả năng cạnh tranh của mình.

- Thứ tám là hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập quốc tế với điều kiện tiếp cận

tiến bộ về khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua hỗ trợ quản trị, phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ tiếp cận thông tin, quảng bá thương hiệu… đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nhìn chung, các doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận và đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ mới, xây dựng các phương án nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã mang lại những cơ hội lớn về phát triển kinh tế, thương mại và là nhân tố tích cực nâng cao năng lực canh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh vĩnh phúc (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)