CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA
Trong thời gian gần đây vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế nước ta đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm qua một số các nghiên cứu sau:
Vũ Vân Đình (2003) với “Doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập” đã đề cập phân tích đến thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp trước thềm hội nhập việc doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện cần thiết để bước vào thời kỳ hội nhập, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như là năng lực quản lý, nguồn nhân lực, nguồn vốn, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm chất lượng [89].
Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), với “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” đã đi sâu nghiên cứu về doanh nghiệp thương mại Việt Nam, tác giả cũng đề cập tới các yếu tố, khoa học cơng nghệ, nguồn lực, chính sách… tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác động của hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh cần xóa bao cấp, cạnh tranh tự chịu trách nhiệm [57].
Hồ Trung Thành (2012), “Nghiên cứu lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp và lĩnh vực
thương mại trong điều kiện nước ta đang trong q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng”. Tác giả đã xây dựng và đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Cơng thương nước ta. Ngồi ra, luận án cũng khẳng định cần coi trọng các yếu tố cụ thể, “hữu hình” như tài sản, cơ sở vật chất, nhân lực,… trong khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [27]. Nguyễn Mạnh Hùng (2013) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Viễn thông Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân đã làm rõ và cụ thể hóa các nội dung liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành Viễn thông Việt Nam. Tác giả cũng đã xác định được hệ thống các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh phù hợp đặc điểm của ngành Viễn thông. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh như chất lượng dịch vụ, giá cả, thương hiệu, uy tín [50].
Nguyễn Thành Long (2016) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre”, đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh đó là dựa trên lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh, dựa trên nguồn lực, cách tiếp cận cốt lõi, định hướng thị trường; Luận án cũng chỉ ra một số mơ hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nước ta. Tác giả đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến ngành du lịch ở địa phương tỉnh Bến Tre như sau:
(1) Năng lực marketing; (2) Thương hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá;
(8) Điều kiện môi trường điểm đến.
Đó là 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn hiện nay [51].
Phạm Thu Hương (2017) với luận án tiến sỹ “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Trường Đại học Mỏ địa chất, đã tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả đã xây dựng khung lý luận về năng lực cạnh tranh, xác định được các yếu tố ảnh hưởng cơ bản nhất đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội. Tác giả cũng đã đề xuất các quan điểm, nguyên tắc để nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Nội [62]. Đây là cơng trình khoa học theo nghiên cứu sinh rất cần cho những người quan tâm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Ngồi ra, phải kể đến rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác như: Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn, Nguyễn Xuân Thắng (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội; Đào Duy (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình cam kết WTO, Tạp chí Kinh tế Phát triển; Trương Thị Thanh (2010), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gạch xây dựng, áp dụng cho công ty cổ phần gốm xây dựng Thanh Sơn, ĐH Mỏ - Địa chất; Bùi Đức Tuân (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngành chế biến thủy sản Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân; Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, ĐH Mỏ - Địa chất; Ngơ Tịng Trung Hòa (2013), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần đầu tư Thái Bình đến năm 2015, ĐH Mỏ - Địa chất, 2013; Nguyễn Thị Thanh Loan (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cửa lưới chống muỗi của công ty cổ phần An Đạt, Trường đại học thương mại; Phạm Thu Hà (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của tổng công ty rau quả, nông sản - công ty TNHH MTV trên thị trường Nhật Bản, Trường Đại học Thương Mại; Lê Thị Hằng (2013) với luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân; Đoàn Việt Dũng (2015) với luận án Tiến sỹ “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế quốc dân; Nguyễn Duy Hùng (2016) với luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân.
Các tác nghiên cứu trên đã xây dựng khung lý về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hiện nay; đã đề cập khá sâu đến các nhân tố chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cũng như đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta. Các tác giả cũng đã đưa ra những nhận định về năng lực cạnh tranh, nhưng chưa đưa ra được các thang đánh giá cụ thể để có thể lượng hóa được ảnh hưởng của từng nhân tố cụ thể đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần lớn các cơng trình tập trung nghiên cứu theo hai hướng chính là: (1) Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành; (2) Nghiên cứu các yếu tố bên trong (nội lực) ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Qua các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy: Các đề tài nghiên cứu có giá trị thiết thực về nâng cao năng lực cạnh tranh về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Các nghiên cứu là những tài liệu để nghiên cứu sinh kế thừa xây dựng nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu đã khái quát về cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã đề cập khá sâu đến các nhân tổ chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cũng như đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta. Các tác giả cũng đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá NLCT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: căn cứ vào quản lý, tài chính doanh thu và lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay phần nhiều là do nội tại của các doanh nghiệp như nguồn lực, trình độ, khoa học kỹ thuật,… và cũng ảnh hưởng do mơi trường các chính sách, tác động của nền kinh tế chính trị văn hóa xã hội.