Mặt hạn chế của các nhân tố tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh vĩnh phúc (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

3.4.2.2. Mặt hạn chế của các nhân tố tác động

Bên cạnh nhưng ưu điểm, mặt mạnh của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xem xét các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài đã xác định được các mặt hạn chế sau đây:

Về nhân tố năng lực quản lý doanh nghiệp

Về năng lực quản lý doanh nghiệp, kết quả điều tra cho thấy năng lực tổ chức quản lý của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được khảo sát ở mức trung bình, điều này được thể hiện qua hiệu suất sử dụng lao động thực tế trong các DNNVV hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và ở Việt Nam cịn khá thấp và cũng là yếu tố có điểm đánh giá trung bình thấp nhất trong số các yếu tố được nghiên cứu. Kết quả khảo sát cũng cho biết đa số các chức vụ quản lý (Giám đốc và Phó Giám đốc, Lãnh đạo các bộ phận) của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trình độ học vấn tương đối cao, trong đó đa phần có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo đa dạng. Tuy kiến thức, kỹ năng quản lý của đa số nhà quản lý của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà nguyên nhân có thể là do đặc điểm của các nhà quản lý là hạn chế về thời gian nên khó có thể kịp thời cập

nhật những kiến thức, kỹ năng mới. Cũng chính từ sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng quản lý của nhà quản lý của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà công tác quản trị thương hiệu, quản trị đầu tư, quản trị nhân sự, quản trị marketing chưa thực sự bài bản và đã lỗi thời, dẫn đến năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả này cũng phần nào phản ánh năng lực quản lý của các nhà quản lý các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là còn thấp, đòi hỏi các nhà quản lý của các DNNVV cần phải có ý thức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý của mình cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Về nhân tố năng lực tạo lập các mối quan hệ

Qua phân tích thực trạng về năng lực tạp lập các mối quan hệ ở tỉnh Vĩnh Phúc, tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khả năng thiết lập mối quan hệ của các DNNVV tham gia nghiên cứu với các doanh nghiệp khác trong ngành lại không được đánh giá cao. Trong khi khả năng liên kết là một yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển cũng như tăng năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì thực tế các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nói chung vẫn cịn nhiều hạn chế. Đến nay, tâm lý “một mình một thuyền” vẫn ăn sâu trong tiềm thức của nhiều chủ doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp không muốn chia sẻ hoạt động kinh doanh cũng như lợi ích với người khác. Hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ nhỏ và vừa nhưng xu hướng liên kết để tạo ra các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn cịn rất yếu, khiến cho các hình thức "liên kết" manh hơn như cơng ty cổ phần, công ty hợp danh... chiếm tỷ trọng cịn thấp. Ngồi ra, mức độ liên kết, hợp tác còn thổ hiện qua số lượng các hợp đồng liên kết sản xuất, thầu phụ, hợp đồng tiêu thụ, đại lý, mở chi nhánh,… cũng còn hạn chế.

Về nhân tố nguồn nhân lực

Về nguồn nhân lực của các DNNVV, kết quả điều tra cho thấy chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo các số liệu thống kê thì đến năm 2018, tồn tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 150.000 lao động đang làm việc trong doanh nghiêp, trong đó, lao động trong các khu công nghiệp khoảng 81.000 người. Tuy nhiên, lao động nữ chiếm hơn 70%; lao động phổ thông hơn 52%; lao động có trình độ đại học, cao đẳng mới đạt 12%. Nguồn nhân lực của tỉnh yếu nhất là về trình độ ngoại ngữ và tin học, cơng tác tuyển dụng cũng được đánh giá còn chưa tốt, chưa xây dựng được quy trình chuẩn để tuyển dụng được nhân tài và giữ chân nhân

tài cho tỉnh. Kết quả phân tích thực trạng đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ trọng lao động nữ và lao động phổ thông chiếm quá cao trong doanh nghiệp, lao động có trình độ đại học, cao đẳng đạt quá thấp; trình độ ngoại ngữ và tin học của người lao động chưa đảm bảo yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và phát triển công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp chưa được thực hiện theo quy trình nên chưa chủ động xây dựng được đội ngũ cán bộ, quản lý ổn định, lâu dài cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Về nhân tố năng lực tài chính

Kết quả điều tra của đề tài cho thấy năng lực tài chính của các DNNVV tham gia khảo sát được đánh giá ở mức trung bình. Do sự ảnh hưởng của quy mơ doanh nghiệp mà khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các DNNVV nói chung và các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp nhiều hạn chế. Có nhiều lý do khiến cho việc huy động vốn cổ đông của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp nhiều hạn chế. Về mặt chủ quan, không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được điều kiện để huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Về mặt khách quan, thị trường chứng khoán đã và đang trồi sụt thất thường, thanh khoản thấp, nên việc huy động nguồn vốn này với các DNNVV không phải là điều dễ dàng. Đó cũng là những lý do khiến cho đa số các DNNVV hiện nay vẫn dựa vào nguồn vốn vay và coi đó như là nguồn vốn duy nhất đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thay vì huy động vốn cổ đơng. Phân tích thực trang đã chỉ ra khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế để đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh. Việc huy động các nguồn vốn trong xã hội chưa hiệu quả, cịn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các thủ tục hành chính với các cơ quan tài chính, ngân hàng. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn cịn tình trạng chưa sát với điều kiện thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, một số chính sách khó thực thi và mang lại hiệu quả không cao.

Về nhân tố năng lực marketing và logistics

Hiện nay, các DNNVV ở Vĩnh Phúc phần lớn họ cịn chưa có bộ phận chuyên mơn làm về marketing, hoặc có nhưng cịn thiếu kiến thức chuyên sâu về vấn đề quản trị marketing doanh nghiệp nên giải pháp của các doanh nghiệp này là thuê các nhà cung cấp dịch vụ truyền thơng bên ngồi. Đối với hoạt động logistics, đa số các nhà cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là doanh nghiệp tư nhân và phần lớn đều có quy mơ nhỏ, hạn chế về vốn, cơng nghệ và nhân lực, thường chỉ có từ 10 đến

20 nhân viên kéo theo chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu của nhà cung cấp dịch vụ logistics mới chỉ cơ bản đáp ứng yêu cầu của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chứ chưa thực sự làm hài lịng, đóng góp và làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

Về nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ

Ngày nay, các doanh nghiệp được xem là có cơ hội lớn nhất bởi việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại không chỉ tăng năng lực cạnh tranh thông qua hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, hỗ trợ quản trị điều hành và hoạch định chiến lược, tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác… mà còn giúp giảm chi phí giao dịch và quản lý. Tuy nhiên, do quy mơ nhỏ, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và tiếp cận cơng nghệ cịn hạn chế, khơng phải DNNVV nào cũng dễ dàng trong việc ứng dụng các tiến bộ về KH-CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng không là ngoại lệ khi đang đứng trước khơng ít thách thức địi hỏi khơng chỉ đầu tư nguồn vốn lớn mà cịn phải nỗ lực thay đổi trình độ quản trị doanh nghiệp, sẵn sàng đón làn sóng cơng nghệ mới và biến nó thành động lực phát triển, đem lại lợi ích cho chính mình. Thực tế cho thấy, chỉ khoảng 10% DNNVV có đủ năng lực tiếp cận với cơng nghệ 4.0. Nguyên nhân là do trình độ KH-CN và quản trị của các doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, hoạt động khơng theo chuỗi, khơng có sự liên kết, các nguồn lực cịn hạn chế,… và thậm chí, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu được bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nên không thấy được sự liên quan của các xu thế cơng nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, khơng sẵn sàng về năng lực để tiếp cận cơng nghệ, từ đó khơng xoay chuyển được mơ hình tổ chức kinh doanh để bắt kịp xu thế mới. Đó cũng chính là lý do vì sao đa số các tiêu chí đánh giá về sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ đến NLCT của các DNNVV trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc chỉ được đánh giá ở mức thấp.

Về nhân tố hội nhập quốc tế

Việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực hiện các FTA nói riêng sẽ mang lại những cơ hội lớn về phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư của nền kinh tế Việt Nam nói chung và là nhân tố tích cực nâng cao NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên, để tận dụng ưu đãi trong các FTA, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, chịu sức ép phải tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình cơng nghệ… Đây vừa là cơ hội để tự nâng cao năng

lực, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp NVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vì một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thiếu công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh vĩnh phúc (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)