CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.4. Các nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tran hở ViệtNam
Ở Việt Nam đến nay cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cạnh tranh và những vấn đề liên quan đến cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Các nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở lý luận, xác định được phương pháp tính các chỉ tiêu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngành. Đồng thời, đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau.
Có thể điểm qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Phạm Nam (1995), “Nghiên cứu cạnh tranh trong hoạt động du lịch ở thành phố Hải Phòng” [59], tác giả xây dựng khung lý thuyết về cạnh tranh đặc biệt đề cập đến đặc điểm riêng của ngành du lịch Hải Phòng hiện nay đòi hỏi sự cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch, một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là chính sách, mơi trường uy tín, nguồn vốn, nguồn nhân lực, marketing.
Nguyễn Đình Hương (2002), “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” [44], tác giả đã khái quát thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và có những giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như phát triển các nguồn lực của doanh nghiệp, phát triển lợi thế, phát triển thị trường của doanh nghiệp và tạo uy tín khách hàng bằng chất lượng sản phẩm - cũng là những kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp để tác giả kế thừa nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các tác giả Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyền Hữu Thắng (2006) với “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [36] đã phân tích rõ những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nêu bật được yêu cầu phải nâng cao cạnh tranh nhất là về nguồn lực của doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh, dịch vụ có lợi nhuận cao. Các tác giả đã nêu bật được các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Vũ Hùng Phương (2008) tác giả đi sâu nghiên cứu ‘‘Nâng cao năng lực cạnh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế’’ tác giả đã hệ thống, xây dựng khung lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, cạnh tranh ngành, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam, tìm ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh như: chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật để đánh giá hiệu quả của ngành; hệ số tham gia thị trường quốc tế, hệ số lợi thế hiển thị ngành, tỷ lệ chịu tác động cạnh tranh quốc tế, tỷ lệ thâm nhập của hàng nhập khẩu.
Phạm Quang Trung (2008) với đề tài cấp bộ: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2006-2010)” [60] đã tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, đồng thời tác giả đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng cơ bản tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đỗ Thị Tố Quyên (2014) với đề tài nghiên cứu “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” [22] đã khái quát về lý luận về hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại, bao gồm những chỉ tiêu trực tiếp và gián tiếp cần tập trung vào nâng cao trình độ cơng nghệ, nâng cao trình độ nhân lực và đầu tư cho phát triển thương hiệu, xúc tiến bán hàng.
Nguyễn Văn Thành (2018) với đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, tác giả đã xây dựng phân tích khái quát về năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài gồm: thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, thị trường, các ngành hỗ trợ, lợi thế tự nhiên;
nhóm nhân tố bên trong gồm: Tài chính, tài sản doanh nghiệp, khả năng quản lý, đất đai, công nghệ, chiến lược kinh doanh, liên kết của doanh nghiệp [56].
Nguyễn Duy Đồng (2017) với “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới” [48], đã hệ thống xây dựng cơ sở lý luận nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; đó là các yêu cầu, nội dung các yếu tố ảnh hưởng và tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đặc biệt là của các doanh nghiệp thi công xây dựng. Luận án chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp thi công xây dựng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế chú ý đến chất lượng, giám sát, thương hiệu, an toàn.
Nguyễn Trần Sỹ (2013) đã trình bày các nội dung về năng lực động, sự cần thiết phải nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường biến động thay đổi liên tục. Các thành phần cơ bản của năng lực động bao gồm: ngăn lực nhận thức, năng lực tiếp thu, năng lực thích nghi, năng lực sáng tạo, năng lực kết nối, năng lực tích hợp. Theo những trích dẫn được tổng hợp trong bài nghiên cứu này, năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi nhuận trong mơi trường thay đổi nhanh chóng. Tuy là vậy, nhưng tại thời điểm nghiên cứu, những nghiên cứu về năng lực động chủ yếu là khái niệm và lý thuyết hoặc các nghiên cứu tập trung vào từng phần của nghiên cứu, những nghiên cứu thực nghiệm về năng lực động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia đang phát triển chưa nhận được sự quan tâm rộng rãi [69].
Mai Văn Nam (2013) trong nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Tháp” đã tập trung nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như trình độ của lao động, thị trường của doanh nghiệp, chi phí đơn vị sản phẩm, trình độ cơng nghệ, qui mô nguồn vốn, năng suất lao động, trình độ của giám đốc, qui mơ lao động, tỷ suất lợi nhuận (ROE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu là những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV ở tỉnh Đồng Tháp [41].
Markovics (2005) trong nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại liên minh châu Âu” đã đưa ra nhận định rằng: Năng lực cạnh tranh là một khái niệm khá phức tạp, khơng có một chỉ số duy nhất nào được sử đụng dể đo lường khả năng cạnh tranh, ngoài ra cũng rất khó để có thể đo lường được. Trong cơng trình nghiên cứu này, phân tích năng lực cạnh tranh từ quan điểm của các DNNVV,
các công ty được hỏi rất lạc quan về chất lượng và giá cả của sản phẩm. Nhưng họ cảm thấy mạng lưới bán hàng và các hoạt động tiếp thị cần phải có sự cải tiến. Với các cơng ty cỡ vừa, một vấn đề nghiêm trọng được nhìn thấy đó là sự yếu kém về năng lực phát triển. Các chuyên gia của công ty tin rằng sự thiếu hụt vốn và những tỷ lệ bất lợi về việc hồn lại chi phí từ công tác nghiên cứu và phát triển là những trở ngại quan trọng nhất của sự đổi mới [102].
Ngồi ra, nói đến lý luận cạnh tranh cịn có thể kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2013) với “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam”; Bùi Đức Tuân (2010) với “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam”; Vương Quốc Thắng (2015) với “Năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”. Các nghiên cứu này đều phân tích khá rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và ngành nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên từng địa bàn, khu vực.