CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.3.13. Tiến bộ khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam; trong đó các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư là sự kết hợp các công nghệ làm mờ đi đường ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mơ tồn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu. Việc gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh tốn hóa đơn, xem phim... đều có thể thực hiện từ xa. Việc đổi mới về công nghệ cũng sẽ cải thiện năng suất và hiệu suất cho dịch vụ cung ứng. Chi phí vận chuyển và thơng tin liên lạc sẽ giảm, các dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm. Cách mạng 4.0 cũng có thể phá vỡ cơ cấu thị trường
lao động, khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là trong những lĩnh vực các hoạt động dây chuyền, lặp đi lặp lại hoặc trong một số ngành dịch vụ như du lịch, y tế,...
Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến vào quản lý, sản xuất, marketing được coi như “chìa khóa” để doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững. Đây cũng là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mới hiện nay. Ứng dụng phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại để hạn chế các hình thức thanh tốn bằng tiền mặt đảm bảo theo hướng tiện lợi, an toàn cho doanh nghiệp cũng như cho khách hàng. Trong q trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình quản lý cũng cần phải bảo đảm an ninh, bảo mật, an toàn cơ sở dữ liệu cũng như văn phòng, các trụ sở hoạt động và các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Khi đã có một hệ thống ứng dụng công nghệ tiên tiến và ổn định phục vụ hoạt động kinh doanh, có được những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất trong quá trình hoạt động của mình, thì các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh hơn.
Phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trong tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì áp dụng cơng nghệ vào vận hành vào hoạt động SX-KD trên hầu hết các lĩnh vực từ công tác quản lý, kinh doanh tiếp thị, sản xuất đến hệ thống cơ sở vật chất và bán hàng nhanh, chính xác, cả quản lý các cơng tác chun mơn (nộp thuế, khai báo hải quan, đăng ký thông tin doanh nghiệp…). Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là điều kiện các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Doanh nghiệp cần chú ý đến nghiên cứu khoa học, sử dụng công nghệ, luôn quan tâm theo dõi sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú. Do đó cần đổi mới công nghệ, sự xuất hiện của sản phẩm dịch vụ thay thế và sản phẩm mới, đổi mới sản phẩm hoặc kích thích cầu mới. Sự kết hợp cơng nghệ và mức độ tự động hóa, trình độ tiếp nhận và khả năng vận hành vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động.