CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.3.9. Năng lực kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp
Năng lực kinh nghiệm được xác định là một trong các chỉ tiêu quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, kinh nghiệm về quản lý cũng như làm việc của doanh nghiệp thể hiện ở của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như, chất lượng nguồn nhân lực.
Khi đánh giá về năng lực kinh nghiệm của một doanh nghiệp, người ta thường xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu phát triển năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức: Đối với chỉ tiêu này
được xem xét chủ yếu về chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, số lượng và cơ cấu các phịng, đơn vị trực thuộc mà ít quan tâm đến số lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. Việc xác định tiêu chí này dựa trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị; nội dung của các văn bản điều hành so với tình hình thực tế của thị trường cũng như của doanh nghiệp; tính linh hoạt trong điều hành bộ máy hoạt động để có hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, xem xét đánh giá về thực thi chức trách, quyền hạn của các vị trí chức danh cũng như hiệu quả của hoạt động của tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp. Xem xét việc xác lập mối quan hệ giữa các thành viên với nhau trong doanh nghiệp thể hiện qua xây dựng và thực hiện quy chế làm việc nội bộ; mức độ thực hiện việc kiểm soát giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các bộ phận đồng cấp với nhau, giữa cấp trên với cấp dưới. Năng lực lãnh đạo, điều hành của tập thể cũng như các thành viên trong Hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban lãnh đạo doanh nghiệp… Tất cả các nội dung đó, thể hiện kinh nghiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực: Các tiêu chí được doanh nghiệp xây
dựng phục vụ cho các khâu của công tác cán bộ, nhân sự như: Tiêu chuẩn về trình độ chun mơn đào tạo, năng lực nghiệp vụ; văn hóa giao tiếp, ứng xử; kỹ năng nghề nghiệp; kinh nghiệm công tác và các tiêu chí về sức khoẻ.
- Số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ trên thị trường: Chỉ tiêu này được
xem xét thơng qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận trên thị trường. Trong đó tính đến sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, dịch vụ đã bán được; tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trên thị trường,…
Tổng doanh thu do bán sản phẩm càng lớn thể hiện kinh nghiệm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, lợi nhuận thu về càng cao thể hiện chất lượng quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp càng cao.