CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.3.12. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội vùng, miền
- Về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là tổ hợp các nhân tố thành phần tạo thành, bao gồm khí hậu, sinh thái, dân số, vị trí địa lý nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động hoặc cơ sở sản xuất. Có thể nói, mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của con người, đương nhiên nhân tố này cũng tác động ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Khí hậu thời tiết như mưa, nắng, nhiệt độ,… có tác động ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của cá nhân con người cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới chính hoạt động mọi mặt của doanh nghiệp đó.
Vị trí các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp ln tìm vị trí phù hợp nhất để đặt cơ sở hoạt động nhằm để cho sản phẩm của mình phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; giảm chi phí lưu thơng, thuận lợi công tác bảo quản sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vị trí, cơ sở của doanh nghiệp ln gắn với đặc điểm, tình hình dân cư, khả năng cung ứng dịch vụ, mơi trường khí hậu để đảm bảo thuận lợi, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Các địa phương khác nhau có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hố, tập qn khác nhau. Có những tỉnh ưu đãi lớn về điều kiện tự nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp… ngược lại, có những tỉnh khơng được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán. Những vấn đề này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của các doanh nghiệp của tỉnh.
- Về kinh tế
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải quan tâm đến các nhân tố như: Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của cả nước, của địa phương; lãi suất cho vay của ngân hàng, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát; các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế có tốc độ phát triển cao sẽ tạo
lãi suất của ngân hàng sẽ quyết định cho mức đầu tư của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng các dịch vụ nhất là các doanh nghiệp liên quan đến XNK. Những nhân tố đó có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội hoặc thách thức cho hoạt động kinh doanh của mình.
Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ. Thực tế chỉ ra rằng khi trình độ sản xuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn. Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ khơng những có tác động đến thời gian sản xuất, năng suất, chất lượng mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp. Để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, cần tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển các ngành này. Kết cấu hạ tầng bao gồm cả hạ tầng vật chất, kỹ thuật và hạ tầng xã hội như hệ thống giao thông, thông tin, điện, nước, giáo dục và đào tạo,… Đối với các doanh nghiệp thì cơ sở hạ tầng là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do hệ thống các nguồn lực cịn vơ cùng hạn chế, nên luôn rơi vào trạng thái bị động với nhóm nhân tố này. Cơ sở hạ tầng tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động được và có khả năng cạnh tranh thì hệ thống cơ sở hạ tầng phải đảm bảo và chất lượng tốt, đa dạng.
Vì vậy, nghiên cứu các chỉ tiêu về môi trường kinh tế cũng như xác định chiều hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp hoạch định về chiến lược đầu tư, chính sách kinh doanh và đổi mới của chính mình.
- Điều kiện văn hóa - xã hội
Trong thời đại hiện nay, một số yếu tố về văn hóa - xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tác động tới nhu cầu của thị trường, khách hàng và nguồn nhân lực trong xã hội. Những đặc điểm văn hóa xã hội ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp thơng qua lịng tin của người dân đối với thương hiệu của các doanh nghiệp; thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho nhu cầu đời sống thường ngày; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ theo các phương thức marketing mới,…
Tình hình, đặc điểm dân số cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp rất rất đáng quan tâm để hoạch định chiến lược phát triển của mình, các thơng tin về tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, cấu trúc dân số… là một trong nhiều cơ sở để doanh nghiệp dự đoán về nhu cầu thị trường trong thời gian gần và tương lai xa. Từ đó có thể xác định được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và có chính sách dịch vụ phù hợp, hiệu quả nhất. Thói quen của người tiêu dùng cũng rất ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là những hàng hóa truyền thống mà nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, mức tiết kiệm của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp. Trình độ dân trí có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự am hiểu, lựa chọn sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Mức thu nhập của người dân là yếu tố quyết định tới nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp.
Đồng thời, những đặc điểm văn hóa - xã hội vùng miền, khu dân cư cũng ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: quan điểm về doanh nhân và kinh doanh, quan điểm về sự giàu có, quan điểm về đạo đức nghề nghiệp, quan điểm về rủi ro và thất bại…