CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÁC
4.1.1.1. Bối cảnh thế giới
Trong những năm qua và thời gian gần đây, tình hình thế giới cũng như khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp rất khó lường. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đã tạo ra nhiều hệ lụy, bao gồm cả cơ hội lẫn thách thức đối với nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam.
Việc Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đặt ra những thách thức phức tạp hơn đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, sự gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông của một số nước lớn cũng gây thách thức khó lường về an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mặc dù xu thế bảo hộ mậu dịch đã tác động tiêu cực đối với xu thế liên kết kinh tế quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn chủ động, tích cực tham gia các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tầm khu vực và toàn cầu. Việt Nam tích cực phối hợp với các nước thành viên để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Với Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và các thỏa thuận tự do thương mại khác, nước ta đều tham gia tích cực theo hướng thúc đẩy tự do thương mại, công bằng và tạo thuận lợi cho các nước vừa và nhỏ. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, đã bước sang một giai đoạn mới với rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cho sự phát triển toàn diện trong cùng sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã được tiến hành trên hầu hết các nước là thời cơ thuận lợi, nhưng cũng là thách thức khốc liệt đối với nền kinh tế của
Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt và theo kịp với cơng nghệ trí tuệ của con người. Nhận thức đúng về xu thế của thời đại và cục diện thế giới, khu vực, Việt Nam đã có định hướng chỉ đạo và có quyết sách đúng đắn, kịp thời trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc. Chúng ta đã tận dụng được thời cơ, hạn chế thách thức trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.