CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÁC
4.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, đồng hành cùng các cải cách về cấu trúc nền kinh tế, chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng quốc tế trở thành một chiến lược ưu tiên của Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia hơn 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trến thế giới [2]. Hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện quan trọng để hạn chế những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu. Thị trường xuất khẩu trở nên đa dạng hơn, cả về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việc nước ta gia nhập CPTPP là cơ hội rất lớn cho kinh tế, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, trong hồn cảnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức để có những giải pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả nhất.
a) Những điểm mạnh và cơ hội
- Việt Nam được đánh giá là đất nước ổn định và an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực thay đổi chính sách để thực hiện tốt các cam kết trong CPTPP, trong đó có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi và sản xuất, nhập khẩu hàng hóa.
- Nhà nước rất quan tâm đối với những ngành được xác định là ngành ưu tiên phát triển.
- Con người Việt Nam thông minh, năng động, khả năng học hỏi, nắm bắt khá nhanh trong lao động và sinh hoạt; số người trong độ tuổi lao động hiện nay chiếm tỷ lệ lớn.
- Các doanh nghiệp có truyền thống thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước và xã hội.
- Có tinh thần chủ động, tích cực tham gia tham vấn cũng như chuẩn bị cho việc tham gia CPTPP của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài được thuận lợi hơn do cam kết miễn giảm thuế khi đáp ứng yêu cầu trong các hiệp định quốc tế.
- Xu hướng dịch chuyển của chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu; xu hướng chuyển dịch sản xuất từ các Trung Quốc, Nhật Bàn, Hàn Quốc và các nước khác trên thế giới sang Việt Nam để tận dụng những lợi thế khi đáp ứng yêu cầu CPTPP và các hiệp định khác.
- Hiện nay Việt Nam đang có lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực, thời kỳ cơ cấu dân số vàng rất phù hợp với mở rộng phát triển đối với một ngành cần lao động.
- Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam thường có trình độ cơng nghệ, kỹ thuật cao sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
b) Những thách thức
- Điều kiện tiếp cận thị trường; các quy tắc về xuất xứ hàng hóa; các rào cản phi thuế, các quy định về mơi trường, lao động, hải quan, sở hữu trí tuệ…. Các thị trường lớn thường thực hiện nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an tồn, mơi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của họ.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói chung khơng đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, nên thường chịu thua thiệt trong các tranh chấp thương mại.
- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước yếu, rời rạc; giữa các chuỗi giá trị, giữa các ngành ở Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực cịn phát triển mờ nhạt; sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ mới trên thế giới; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cịn kém phát triển.
- Cơng nghiệp sản xuất phụ trợ ở nước ta chưa phát triển.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng thiết kế và phát triển sản phẩm, thương hiệu, kỹ năng giao dịch, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế.
- Chi phí vốn cao, chi phí nhân cơng tăng do thường xuyên tăng lương tối thiểu, chi phí logistic cao và nhiều loại phí bất hợp lý. Việc triển khai thực hiện các chính sách và cơ chế hỗ trợ cịn nhiều bất cập.