CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. MỘT SỐ MƠ HÌNH CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.2.4. Mơ hình SWOT
Mơ hình SWOT được nhóm các nhà khoa học gồm Marion Dosher, Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đưa ra từ những năm 1960-1970; là công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh. Mơ hình này phân tích 4 yếu tố quan trọng trong một dự án kinh doanh, đó là: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats). Mơ hình được mơ tả như bảng sau:
Bảng 2.6. Mơ hình SWOT
SWOT Tích cực/ Có lợi Tiêu cực/ Gây hại
Tác nhân bên trong Điểm mạnh Điểm yếu
Tác nhân bên ngoài Cơ hội Thách thức
Phân tích các yếu tố bên trong theo mơ hình như sau:
1)- Điểm mạnh: Tạo nên bởi những yếu tố bên có vai trị tích cực đối với
hoạt động của doanh nghiệp; những lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành và những đối thủ tiềm năng mà doanh nghiệp nhận thấy hay xác định được.
2)- Điểm yếu: Là những yếu tố bên trong doanh nghiệp có tác động gây khó
khăn hay cản trở trong quá trình hoạt động kinh doanh theo các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
3)- Cơ hội: Đó là những yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp như tình
hình thị trường, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chính phủ đối với doanh nghiệp, các yếu tố về mặt xã hội,.... tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
khăn, cản trở doanh nghiệp hồn thành mục tiêu kinh doanh của mình.
Từ mơ hình SWOT này, các tác giả đã xây dựng 4 chiến lược nhằm kết hợp các yếu tố lại giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, bao gồm:
- Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): Tận dụng các cơ hội đối với
doanh nghiệp, trong đó điểm mạnh của doanh nghiệp được tận dụng đến mức tối ưu nhất.
- Chiến lược WO (Weaknesses - Opportunities): Khắc phục, hạn chế các điểm yếu của doanh nghiệp để nắm bắt được tối đa cơ hội trong kinh doanh.
- Chiến lược ST (Strengths - Threats): Phát huy điểm mạnh ở mức cao nhất để giảm thiểu tố đa những rủi ro có thể gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược WT (Weaknesses - Threats): Xây dựng được những phương án, kế hoạch khắc phục khó khăn, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro và thất bại có thể xảy ra trong kinh doanh.
Như vậy, mơ hình SWOT có tác dụng giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình trực trạng của mình, kết hợp tác động của mơi trường kinh doanh bên ngồi để có chiến lược phát triển phù hợp, giảm thiếu tối đa những khó khăn, nguy cơ có thể xảy ra trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. Các nguồn lực và khả năng về vốn, mạng lưới phân phối, công nghệ, thương hiệu… cần được doanh nghiệp so sánh với các đối thủ để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu để thực hiện chiến lược thành công. Các cơ hội và mối đe dọa thuộc mơi trường bên ngồi mang lại nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ mới, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế, quyền lực của người mua, quyền lực của người cung ứng, cuộc cạnh tranh của các đối thủ hiện tại.