Các hệ số về doanh lợi 16 7-

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 168 - 170)

IV. Một vài hệ số tài chính chủ yếu 163

5. Các hệ số về doanh lợi 16 7-

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu, thì có thể đưa ta tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này có thể khơng tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra cũng như lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng.

Để khắc phục khuyết điểm này, trong q trình phân tích người ta bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ, hoặc với số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu tương đối ấy là :

a) Doanh lợi doanh thu (Return on sales – ROS)

Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thối, ngồi việc xem xét các chỉ tiêu doanh thu đạt được trong kỳ, các nhà phân tích cịn xác định trong một đồng doanh thu có mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này rất đáng quan tâm và nó sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đem nó so sánh với các mức độ ở những năm trước.

Doanh thu thuần là chỉ tiêu mang mã số 10 ; tổng lợi nhuận sau thuế mã số 80 trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

Doanh lợi

doanh thu = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

b) Doanh lợi tổng tài sản (ROA)

Đây là một tên gọi khác của hệ số về khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) mà chúng ta đã thảo luận trong Chương VII.

Doanh lợi

tổng tài = Lãi phải trả + Tổng lợi nhuận trước thuế

Tổng tài sản

Tổng số tài sản hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chủ yếu được hình thành từ hai nguồn :Vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vì vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải chia làm hai phần : Trước tiên phải hoàn trả phần lãi vay và phần còn lại sẽ là thu nhập của doanh nghiệp.

Bằng việc cộng trở lại tiền lãi phải trả vào lợi nhuận, chúng ta sẽ có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi phân chia cho chủ sở hữu và người cho vay. Sở dĩ phải làm như vậy là vì mẫu số bao gồm tài sản được hình thành từ nguồn vốn của chủ sở hữu và người cho vay nên tử số cũng phải bao gồm số hoàn vốn cho cả hai.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên sử dụng lợi nhuận sau thuế khi tính tốn chỉ tiêu ROA để tạo thuận lợi hơn trong việc biểu diễn mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ số tài chính như doanh lợi doanh thu, doanh lợi tổng tài sản, doanh lợi vốn chủ sở hữu, hệ số nợ, và vịng quay tổng vốn, từ đó góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân của thực trạng tài chính doanh nghiệp, cũng như định hướng những biện pháp để giải quyết các tồn tại. Theo đó, ta viết lại cơng thức để xác định doanh lợi tổng tài sản như sau :

Doanh lợi

tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

c) Doanh lợi vốn chủ sở hữu

Đây cũng là một tên gọi khác của chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đã được giới thiệu ở Chương VII.

Chỉ tiêu này thường được các nhà đầu tư quan tâm. Nó đo lường mức độ lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ.

Doanh lợi vốn chủ

sở hữu = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Chúng ta đã biết vốn chủ sở hữu là một bộ phận trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu, vì vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của doanh lợi tổng tài sản. Yù tưởng này được biểu diễn theo phương trình dupont dưới đây.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 168 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)