Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ giúp cho nhà quản trị tài chính nắm được những diễn biến thay đổi của các nguồn (sources) tạo ra tiền, và các cách thức sử dụng (uses) nguồn tiền đó trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, để từ đó định hướng cho q trình hoạch định tài chính của doanh nghiệp.
Nói chung, mục đính chính của việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là để trả lời hai câu hỏi lớn đó là : doanh nghiệp đã lấy tiền từ đâu?, và quan trọng hơn, số tiền đó đã được sử dụng như thế nào?.
Q trình phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được bắt đầu bằng việc so sánh số liệu cuối kỳ và đầu kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, để xác định sự thay đổi của từng khoản mục theo thời gian. Sau đó, ta phân biệt các thay đổi này thành hai phần : phần nguồn tạo ra tiền, và phần cách thức sử dụng tiền, theo nguyên tắc sau đây :
-Sự giảm đi của các khoản mục thuộc phần “Tài sản”, hoặc sự tăng lên của
các khoản mục thuộc phần “Nguồn vốn” trên bảng cân đối kế toán là nguồn tạo tiền cho doanh nghiệp.
Thí dụ đối với các khoản mục thuộc phần “Tài sản” : Thanh lý thiết bị cũ, bán bớt hàng tồn kho, giảm bớt các khoản phải thu…là nguồn tạo ra tiền cho doanh nghiệp. Đối với các khoản mục thuộc phần “Nguồn vốn” : tăng khoản nợ vay ngân hàng, tăng vốn chủ sở hữu…là nguồn tạo ra tiền cho doanh nghiệp.
- Sự tăng lên của các khoản mục thuộc phần “Tài sản”, hoặc sự giảm đi của
các khoản mục thuộc phần “Nguồn vốn” trên bảng cân đối kế toán chỉ ra cách thức sử dụng tiền của doanh nghiệp.
Thí dụ như tăng hàng hoá tồn kho, tăng các khoản phải thu, xây dựng một nhà xưởng mới…tất cả đều làm tăng tài sản của doanh nghiệp và phải sử dụng tiền. Ngược lại, trả bớt nợ vay ngân hàng, giảm bớt các khoản phải trả cho nhà cung cấp…cũng là những cách thức sử dụng tiền.
Do không thể sử dụng đồng tiền mà doanh nghiệp khơng có, nên tổng các khoản tiền doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ phải cân bằng với tổng các nguồn tạo ra tiền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nguyễn Tấn Bình, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Trần Văn Chánh-Ngơ Quang Huân, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
Tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Thị Diễm Châu (chủ biên) cùng tập thể các thầy cô giáo Khoa TCDN-KDTT - Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tài chính, 1999
Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, NXB Tài chính, 2000
Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam - quyển một, Bộ Tài Chính, NXB Tài chính, 2002
Những văn bản hướng dẫn mới về quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước, Phan Quang, NXB Lao Động, 2000
Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, NXB Trẻ, 1998.
Luật trong kinh doanh diễn giải, Huỳnh Viết Tấn, NXB Chính trị quốc gia, 2001
Quản trị tài chính căn bản, Nguyễn Quang Thu, NXB Giáo dục, 1998
Quản trị tài chính, Nguyễn Văn Thuận, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1993
Quản trị tài chính (quyển I và quyển II), Bùi Tường Trí, NXB Thống kê, 1997-1998
Thị trường chứng khoán, Lê Văn Tư-Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê, 1998
Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và dự đốn nhu cầu tài chính doanh nghiệp, Vũ Công Ty - Nguyễn Viết Lợi - Đồn Xn Tiên, NXB Tài chính, 1996
Tài chính doanh nghiệp thực hành (quyển I), Vũ Cơng Ty-Đỗ Thị Phương, NXB Nông nghiệp, 2000.
B. Tài liệu tiếng nước ngoài
Principles of corporate finance, fifth edition, Richard.A. Brealey and Stewart C.Myers, The McGraw-Hill companies, Inc,1996
Instructor’s manual to accompany -Principles of corporate finance, fifth edition, Philip R. Perry, The McGraw-Hill companies, Inc,1996
Financial institutions – understanding and managing financial services, fifth edition, Peter S. Rose, James W. Kolari.
CD-ROM program : Virtual MBA perfomance technologies and corporate retraining solution, version 3.5-Finance