Khái niệm 15 7-

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 158 - 159)

I. Khái niệm và Ý nghĩa của phân tích tài chính 15 7-

1.Khái niệm 15 7-

Hiểu theo nghĩa chung nhất, phân tích là việc chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tượng đó.

-Trong lãnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ này được tiến hành với những vật thể và bằng các phương tiện cụ thể (như phân tích các chất hóa học bằng những phản ứng, dụng cụ thí nghiệm, phân tích các vi sinh vật bằng kính hiển vi...).

-Trái lại, trong lãnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó, việc phân tích cũng phải được thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng.

Phân tích tài chính (cịn gọi là phân tích các báo cáo tài chính) là việc chọn lọc, đánh giá và diễn giải các thông tin về tài chính cùng với các thơng tin thích đáng khác để trợ giúp cho việc ra quyết định về đầu tư và về vốn. Một cách cụ thể, đấy là việc đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu (về mặt tài chính) của doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, phân tích các báo cáo tài chính khơng chỉ đơn thuần là một quá trình tính tốn các hệ số, mà thực chất là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp, làm cho các con số “vô tri vô giác” trên các báo cáo tài chính trở nên sống động và “biết nói” để những người có liên quan có thể hiểu rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Đồng thời, các phân tích bên trong cũng khơng thể tách rời khỏi các phân tích, đánh giá những thơng tin bên ngồi doanh nghiệp như thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về các nhà cung cấp, và đặc biệt là những thông tin của thị trường tài chính.

2.Ý nghĩa

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.

Vì thế, nắm bắt được những thơng tin về tình hình tài chính doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết đối với nhiều đối tượng như nhà quản lý, nhà đầu tư, người cho vay, nhà cung cấp, khách hàng... Mỗi đối tượng vừa nêu lại quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau phụ thuộc vào hoạt động chức năng của họ, nên những thông tin mà họ cần cũng rất khác nhau.

Trong khi đó, mỗi báo cáo tài chính chỉ phản ánh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nên thơng tin do từng báo cáo tài chính cung cấp chỉ có thể giúp cho người sử dụng đánh giá được một khía cạnh tài chính nào đó của doanh nghiệp mà thơi.

Nói cách khác, thơng tin do từng báo cáo tài chính đơn lẻ cung cấp sẽ khơng thể nào thỏa mãn được một cách đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu các nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng quan tâm nói trên.

Với những ưu thế của mình, kỹ thuật phân tích tài chính sẽ có thể giúp tạo ra sự liên kết thơng tin trên các báo cáo tài chính, cho phép các đối tượng quan tâm có một cái nhìn tồn diện về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, cũng như đáp ứng được những nhu cầu đa dạng về thơng tin tài chính doanh nghiệp của nhiều đối tượng quan tâm khác nhau. Thí dụ :

-Các chủ nợ (như các ngân hàng, các trái chủ, các nhà cung cấp có thực hiện chính sách tín dụng thương mại) thường quan tâm đến các vấn đề như : Khả năng thanh toán nợ và lãi vay của doanh nghiệp là cao hay thấp?, tỷ lệ nợ hiện hành của doanh nghiệp là bao nhiêu?, khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ như thế nào? trước khi quyết định cho vay hay cấp tín dụng thương mại.

-Các chủ sở hữu thì lại quan tâm đến khả năng sinh lợi của một đồng vốn mà họ bỏ ra, và các lợi ích khác sẽ thu được trong tương lai để xác định năng lực điều hành kinh doanh và khả năng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp ra sao …

Nói tóm lại, phân tích tài chính nhằm cung cấp thơng tin hữu ích và dễ hiểu cho nhà quản trị, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, về tín dụng và các quyết định tương tự. Phân tích tài chính cũng nhằm cung cấp thơng tin để gúp các nhà quản trị, các chủ nợ...đánh giá được các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực đó.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 158 - 159)