Mơ hình sản lượng đặt hàng hiệu quả (EOQ) 80

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 81 - 82)

II. Quản lý hàng tồn kho 7 7-

3. Mơ hình sản lượng đặt hàng hiệu quả (EOQ) 80

Mơ hình EOQ là một mơ hình định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong mơ hình này là nhà quản lý phải dự báo chính xác tổng nhu cầu hàng hố tiêu thụ (hoặc tổng nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng) trong kỳ phân tích (thường là năm27), để trên cơ sở đó xác định số lần đặt hàng trong năm và khơí lượng hàng hố cho mỗi lần đặt hàng. Trình tự tính tốn cụ thể như sau :

Gọi Q là số lượng hàng của mỗi lần đặt hàng ; C là chi phí lưu giữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho ; S là tổng khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp dự kiến sẽ tiêu thụ được hoặc sẽ sử dụng trong kỳ28 ; K là chi phí cho mỗi lần đặt hàng ; T là tổng chi phí về hàng tồn kho của một kỳ, ta có : K Q S C Q T = × + × 2

Mục tiêu của mơ hình EOQ, như trên đã nói, là làm sao xác định được một sản lượng đặt hàng tối ưu nào đó (ký hiệu là Q*) để tổng chi phí T là nhỏ nhất. Bằng phương pháp tốn học, người ta xác định cơng thức tìm Q* để tối thiểu hố tổng phí T như sau :

C K S Q*= 2. .

Ví dụ 1. Doanh nghiệp A dự kiến sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch là

20.000 đơn vị sản phẩm. Tài liệu năm thực hiện cho biết chi phí cho mỗi lần đặt hàng là 1000.000 đồng ; chi phí tồn trữ hằng năm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm lưu kho là 10.000 đồng.

Hãy xác định sản lượng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng ; Số lần đặt hàng năm kế hoạch ; và tổng chi phí tồn kho năm kế hoạch.

Ta có : S = 20.000 ĐVSP Q* = ?

K = 1000.000 đồng/lần Số lần đặt hàng ? C = 10.000 đồng/đvsp/năm T = ?

Sản lượng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng trong năm kế hoạch là :

đvsp 2000 . 20 . 2 2 = × × = = Q 000 . 10 000 000 1000 . . * C S K

27 Những doanh nghiệp có nhu cầu hàng hố mang tính mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo khác phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.

28 Giá trị S phải được doanh nghiệp dự báo bằng cách sử dụng, chẳng hạn như, những phương pháp dự báo định lượng đã được trình bày trong giáo trình Lý thuyết thống kê doanh nghiệp.

Số lần đặt hàng năm kế hoạch = 20.000 : 2000 = 10 lần

T = (2000 : 2 x 10.000) + (20.000 : 2000 x 1000.000) = 20.000.000 đồng Ví dụ trên cho thấy với sản lượng đặt hàng tối ưu, chi phí đặt hàng đúng bằng chí phí tồn trữ. Vì vậy, mục đích của mơ hình EOQ là cân bằng hai loại chi phí này để sao cho tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất.

Mơ hình EOQ cho chúng ta ý tưởng về vấn đề quản lý tồn kho. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm vì phải dựa trên những giả định quá chặt chẽ và đôi khi phi thực tế, chẳng hạn như :

-Tổng nhu cầu về hàng hoá tồn kho trong kỳ kế hoạch đã được biết trước một cách chắc chắn.

-Hàng hoá lưu kho phải được sử dụng hết rồi mới đặt mua chuyến tiếp theo, nhưng lại phải đảm bảo là không xuất hiện việc thiếu hàng trong kho.

-Nhu cầu về hàng hoá hoặc nguyên vật liệu là đều đặn cho từng thời đoạn trong kỳ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)