Phân tích tín dụng 96

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 97 - 99)

III. Quản lý tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn 83

2. Phân tích tín dụng 96

Thủ tục phân tích tín dụng là một diễn trình gồm ba bước có liên quan chặt chẽ với nhau

-Thu thập thơng tin về khách hàng.

-Phân tích thơng tin để xác định vị thế tín dụng của khách hàng

-Ra quyết định về việc có chấp nhận bán chịu cho khách hàng hay không? và giá trị tối đa cũa khoản tín dụng là bao nhiêu?

a) Thu thập thông tin về khách hàng

Những thông tin về khách hàng xin mua chịu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như từ kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng trong quá khứ; thông tin do khách hàng cung cấp ; thông tin từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng ; và thơng tin từ những nguồn khác

b) Phân tích vị thế tín dụng của khách hàng

Sau khi thu thập được những thông tin về khách hàng muốn mua chịu, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần tiến hành phân tích những thơng tin này để làm cơ sở cho việc ra quyết định có chấp thuận bán chịu cho khách hàng đó hay khơng?. Nói chung, mục đích của cơng việc này là xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng và so sánh chúng với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được.

Mức độ của những định chuẩn tín dụng là cao hay thấp, khắt khe hay dễ dãi, đơn giản hay phức tạp…phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, bối cảnh của ngành kinh doanh, thái độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý….và nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy, thực tế chưa có một mơ hình định lượng nào thật sự có hiệu quả để giúp xác định đâu là những tiêu chuẩn tín dụng phù hợp cho từng doanh nghiệp,

ngoại trừ khả năng và sự nhạy bén của nhà quản lý kinh doanh, được vận dụng cho từng tình huống cụ thể.

Tuy vậy, một trong những phương pháp đánh giá, phân tích vị thế tín dụng của khách hàng được áp dụng phổ biến và tỏ ra khá thuyết phục đó là "phương pháp phán đốn 5Cs", bao gồm : Tư cách tín dụng (character) ; năng lực trả nợ (capacity) ; vốn (capital) ; thế chấp (collacterall) ; và điều kiện của môi trường kinh doanh (conditions).

-Tư cách tín dụng : Được hiểu là thái độ tự nguyện của khách hàng đối với các nghĩa vụ rả nợ. Mặc dù thật khó có thể đo lường một cách chính xác về tư cách tín dụng của khách hàng, nhưng chúng ta cũng có thể đánh giá điều này dựa trên những dữ liệu thống kê về những lần mua chịu trước đó của họ. Qua đó sẽ có thể lượng tính được mức độ tiêu cực hoặc tích cực về tư cách tín dụng của khách hàng trong quá khứ để rồi xét đoán cho tương lai. Tuy nhiên, việc xét đoán này cần được tiến hành một cách thận trọng và có cứu xét đến những tình tiết khác, khơng nên quá vội vã.

-Thế chấp : Xem xét đến những tài sản mà khách hàng có thể sử dụng để đảm bảo cho các món nợ.

-Năng lực trả nợ : Đề cập đến khả năng thanh tốn nhanh các món nợ của khách hàng.

-Vốn : Xem xét đến sức mạnh về mặt tài chính của khách hàng

Cả hai yếu tố năng lực trả nợ và vốn nói trên được xem xét và đánh giá trơng qua q trình phân tích các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, đặt trong bối cảnh những điều kiện của môi truờng kinh doanh của ngành và mơi trường kinh tế nói chung 38.

-Điều kiện môi trường kinh doanh : Xem xét đến tiềm năng và xu thế phát triển của ngành kinh doanh. Khả năng thích ứng tốt của khách hàng trước những diễn biến xấu của nền kinh tế sẽ là căn cứ quan trọng để xét đoán năng lực tài chính và khả năng quản lý của họ. Bởi vì thơng thường chỉ những khách hàng nào có năng lực tài chính lành mạnh và khả năng quản lý cao thì mới có thể vượt qua được những giai đoạn nền kinh tế có những diễn biến khơng thuận lợi.

Thực tế thì phương pháp phán đốn 5Cs cũng chủ yếu dựa vào khả năng phán đốn của nhà quản lý, do đó cần cố gắng khắc phục tính chủ quan khi thu thập và phân tích thơng tin .

c) Ra quyết định tín dụng

Việc doanh nghiệp chấp thuận hay từ chối bán hàng theo hình thức tín dụng thuơng mại đối với một khách hàng tiềm năng phụ thuộc vào mức độ mà khách hàng đó thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng do doanh nghiệp đặt ra. Sau đó, nếu chấp thuận

38Nội dung này sẽ được đề cập một cách hệ thống trong Chương VIII : Phân tích tài chính doanh nghiệp.

thì cần xác định lượng hàng bán chịu cũng như chính sách bán chịu mà cơng ty sẽ cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng mục đích của một nhà quản trị tài chính, xét cho cùng, không phải là tối thiểu hố các khoản tín dụng tồi, mà là tối đa hố lợi nhuận. Do vậy, trong nhiều trường hợp, nhà quản trị tài chính cần cân nhắc chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định nào đó để có cơ hội khai thác nhiều lợi nhuận hơn.

Đồng thời, cũng không nhất thiết phải tốn quá nhiều sức lực như nhau vào việc phân tích tất cả các quyết định tín dụng. Phần lớn các nhà quản trị tài chính khơng ra quyết định trên cơ sở từng đơn hàng một (order by order). Thay vào đó, họ đặt ra một giới hạn tín dụng cho mỗi khách hàng trong một khoản thời gian nhất định, và vấn đề chỉ được đưa ra xem xét lại khi khoản tín dụng khách hàng yêu cầu vượt quá giới hạn mà doanh nghiệp đã ấn định cho họ.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)