Phương trình Dupont 169

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 170 - 171)

IV. Một vài hệ số tài chính chủ yếu 163

6. Phương trình Dupont 169

Phân tích tài chính theo phương trình Dupont cho thấy tác động tương hỗ giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này được cơng ty Dupont ở Mỹ áp dụng đầu tiên nên mới có tên gọi như vậy. Phương trình Dupont được viết như sau :

Ln sau thuế Ln sau thuế Dt thuần Tổng tài sản

ROE =

Vốn CSH = DT thuần X Tổng tài sản X Vốn CSH

Tổng tài sản

<=> Doanh lợi vốn

CSH = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản x vốn CSH Doanh lợi tổng tài sản

<=> Doanh lợi vốn

CSH = 1 – Hệ số nợ

Nhìn vào phương trình trên ta có thể nhận thấy rằng hệ số nợ sẽ tỷ lệ thuận với doanh lợi vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, tức có hệ số nợ càng cao, thì càng kỳ vọng gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi hệ số nợ của doanh nghiệp càng cao thì sẽ làm giảm các hệ số thanh toán, kéo theo những rủi ro về mặt tài chính.

Đồng thời, cũng qua phương trình trên, chúng ta thấy rằng muốn có thể tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp cần phải :

-Tăng số vòng quay tổng tài sản -Tăng doanh lợi doanh thu

-Thay đổi cơ cấu tài chính theo hướng gia tăng hệ số nợ.

Cần nhớ là khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự gia tăng nợ vay sẽ có khả năng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và doanh nghiệp đang thua lỗ, việc gia tăng nợ vay sẽ làm giảm mạnh doanh lợi vốn chủ sở hữu. Điều này đã được chứng minh bằng sức mạnh của địn bẩy tài chính, được đo lường thơng qua thước đo DFL, mà chúng ta đã nghiên cứu ở Chương VII.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 170 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)