Chính sách thu hồi nơ 98

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 99 - 102)

III. Quản lý tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn 83

3.Chính sách thu hồi nơ 98

Sau khi đã chấp thuận bán chịu cho khách hàng, cơng việc tiếp theo của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là thực hiện việc kiểm soát các khoản phải thu này nhằm xác định thực trạng của chúng, cũng như đánh giá tính hữu hiệu của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp khai triển, qua đó nhận diện những khoản phải thu có vấn đề và tiến hành xử lý bằng các thủ tục thu hồi nợ. Tồn bộ các cơng việc này hình thành nên chính sách thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Chính sách thu hồi nợ có mục đích là sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện việc thu tiền đối với các hố đơn q hạn. Nó cũng liên quan đến việc xác định thời hạn thích hợp cho việc chi tiêu các nguồn lực đó.

Hai trong số các cơng cụ đo lường có thể hỗ thợ cho nhà quản trị theo dõi các khoản phải thu là kỳ thu tiền bình quân (ACP-the average collection period) và biểu theo dõi khoản phải thu.

a) Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân được hiểu là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi các khoản bán chịu. kỳ trong ngày mỗi quân bình chịu bán thu Doanh mua người của thu phải khoản Các quân bình tiền thu Kỳ =

Kỳ thu tiền bình qn dài hay ngắn cịn tuỳ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp, cũng như đặc thù của ngành kinh doanh. Tuy nhiên, theo thống kê kinh nghiệm thì kỳ thu tiền bình qn khơng nên vượt quá (1 +1/3) lần thời hạn bán chịu mà doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng của mình.

Ví dụ một cơng ty áp dụng thời hạn bán chịu là 30 ngày thì kỳ thu tiền bình qn trong trường hợp này khơng nên vượt quá 30 x (1 + 1/3) = 40 ngày. Nếu vượt quá giới hạn này, công ty nên tập trung xem xét các khoản phải thu và tiến hành những thủ tục cần thiết để thu hồi nợ.

b) Biểu theo dõi khoản phải thu

Trên cơ sở ghi chép và thống kê số liệu từ các hoá đơn bán hàng, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập được biểu theo dõi các khoản phải thu theo mẫu đề nghị dưới đây. Biểu này giúp cho nhà quản trị có thể theo dõi một cách chi tiết doanh số bán chịu cho từng khách hàng.

BIỂU THEO DÕI CÁC KHOẢN PHẢI THU ĐVT : Triệu đồng

T T Thời hạn thanh toán Tên khách hàng A B C D Tổng cộng 1 Chưa quá hạn 30 20 30 10 90 2 Quá hạn từ 1 đến 15 ngày 10 5 3 2 20 3 Quá hạn từ 16 đến 45 ngày 2 1 1 0 4 4 Quá hạn từ 46 đến 75 ngày 2 2 0 0 4

5 Quá hạn trên 75 ngày 1 1 0 0 2

Tổng cộng 45 29 34 12 120

Bạn đọc có thể rút ra được những thơng tin gì từ biểu theo dõi các khoản phải thu này? Hãy thử đánh giá sơ bộ chất lượng khoản phải thu của công ty trên, và cho biết mức độ tôn trọng kỷ luật thanh tốn của từng khách hàng của cơng ty.

c) Thủ tục thu hồi nợ quá hạn

Doanh nghiệp cần áp dụng thủ tục thu hồi đối với các khoản nợ quá hạn, đó là điều đương nhiên. Vấn đề là ở chỗ, nếu áp dụng các thủ tục này quá sớm và không hợp lý sẽ có thể làm phật lịng những khách hàng tốt có lý do chính đáng cho sự chậm trễ thanh tốn của họ. Ngược lại, doanh nghiệp cũng khơng thể chờ đợi quá lâu đối với các hoá đơn quá hạn trước khi khởi sự thủ tục thu tiền. Nói chung, thủ tục thu hồi nợ thường bao gồm một trình tự hợp lý các biện pháp, chẳng hạn như :

MỨC ĐỘ HÀNH ĐỘNG CẦN THIẾT

Quá hạn 15 ngày -Gởi thư thơng báo kèm theo số hố đơn đến khách hàng để nhắc nhở thanh toán đúng hạn

Quá hạn từ 16 ngày

đến 45 ngày -Gởi thư thúc giục thanh toán, kèm theo những khuyến cáo về tình trạng trì hỗn thanh tốn của khách hàng Quá hạn từ 46 ngày

đến 75 ngày -Liên hệ điện thoại trực tiếp với những người có trách nhiệm để hối thúc trả nợ, kèm theo những khuyến cáo nghiêm khắc rằng nếu khơng thanh tốn trong hạn 05 ngày kể từ ngày nhận thư, thì doanh nghiệp sẽ huỷ bỏ các giá trị tín dụng đã thiết lập

Quá hạn từ 80 đến

105 ngày -Gọi điện thoại , gởi fax,… để thông báo những khẳng định cuối cùng. Quá hạn trên 106

theo khuyến cáo nghiêm khắc về việc doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi nợ.

Quá hạn trên 135

ngày Có ít nhất ba giải pháp cho doanh nghiệp chọn lựa : -Đưa vào nợ khó địi -Thuê đại diện đòi nợ thay.

-Tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện con nợ ra toà. Thủ tục thu hồi nợ nêu trên chỉ có tính cách hướng dẫn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, chính sách tín dụng thương mại đang được khai triển, tập quán thanh toán của khách hàng, mức độ quan trọng của từng thương vụ, cũng như đặc thù của ngành kinh doanh,… để xây dựng một thủ tục thu hồi nợ phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Điều cần lưu ý là thủ tục này phải có tính hệ thống cao, để đảm bảo rằng các hành động cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện ứng với từng mức độ quá hạn sẽ đi từ ít nghiêm trọng tới nghiêm trọng hơn.

CHƯƠNG V: LƯỢNG GIÁ CHỨNG KHỐN

Chứng khốn được hiểu là tờ giấy làm bằng chứng, chứng nhận cho người cầm giữ nó có những quyền nhất định đối với một loại tài sản nào đó. Theo cách hiểu rộng rãi nhất thì chứng khốn là mọi sản phẩm hàng hố trên thị trường tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu…và các chứng từ có giá khác.

Giá trị của các loại chứng khốn này phụ thuộc vào những khoản thu nhập kỳ vọng do chúng mang lại cho chủ sỡ hữu trong tương lai. Nội dung của chương này đề cập đến những phương thức căn bản để ước định giá trị của chứng khoán 39 bằng cách chiết khấu những khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai của chúng theo một lãi suất chiết khấu được gọi là tỷ lệ sinh lời cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 99 - 102)