II. Khấu hao Tài sản cố định 52
2. Khái niệm và ý nghĩa của công tác khấu hao TSCĐ 54
Để thu hồi phần giá trị TSCĐ bị hao mịn trong q trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mịn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Quá trình ấy được gọi là khấu hao.
Như vậy, khấu hao TSCĐ là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.
Giá trị của bộ phận TSCĐ tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần dần vào sản phẩm hoàn thành là một yếu tố chi phí sản xuất, được kế tốn hạch tốn vào giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Tiền khấu hao này được trích dần dần tương ứng với mức độ hao mịn của TSCĐ, tích lũy thành qũy khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.
Quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp là một nguồn tài chính quan trọng được sử dụng để thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Trên thực tế, vai trị của quỹ khấu hao TSCĐ khơng dừng lại ở việc dùng để đầu tư mua sắm mới TSCĐ, mà vào thời điểm trước khi TSCĐ đang dùng được thanh lý và thay thế bằng TSCĐ mới, quỹ khấu hao cịn là một nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi, có thể được doanh nghiệp sử dụng vào các mục đích đầu tư sinh lợi, hoặc đáp ứng cho các nhu cầu kinh doanh khác của mình.
Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mịn của TSCĐ (cả hao mịn hữu hình lẫn hao mịn vơ hình) và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu cho TSCĐ, nhằm thực hiện bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp. Đồng thời, do tiền khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nên việc tính tốn chính xác số khấu hao sẽ khơng những đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để tái sản xuất TSCĐ, trả nợ vay…mà còn đảm bảo cho việc xác định giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách đúng đắn.