Quản lý các loại chứng khoán mua bán được 90

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 91)

III. Quản lý tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn 83

2. Quản lý các loại chứng khoán mua bán được 90

Bởi các chứng khốn có tính thanh khoản cao được xem là những tích sản tài chính gần như tiền mặt, nên việc quản lý tiền mặt có liên quan chặt chẽ đến việc quãn lý các chứng khốn có tính thanh khoản cao. Các loại tích sản tài chính gần như tiền mặt này giữ vai trò như một "miếng đệm" cho ngân quỹ tiền mặt của doanh nghiệp : Khi có một lượng tiền mặt cịn tạm thời nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đem chúng đầu tư vào các loại chứng khoán thanh khoản cao để sinh lợi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể bán chúng đi một cách nhanh chóng để thoả mãn những nhu cầu cấp bách về tiền mặt.

Tất cả các loại chứng khoán do doanh nghiệp sỡ hữu tại một thời điểm nào đó tạo thành một "danh mục đầu tư chứng khoán". Do vậy, việc quản lý các loại chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp.

Mặc dù việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là một nội dung rất phức tạp, nhưng nhìn chung, khi mua bán chứng khốn thanh khoản cao như cơng trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty…, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần xem xét một số đặc điểm quan trọng của chúng :

-Tính thanh khoản (liquidity) : Tính thanh khoản của một chứng khốn thể hiện sự dễ dàng trong q trình chuyển đổi chứng khốn đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn và khơng có sự sụt giảm về giá bán. Giá bán và độ dài thời gian cần thiết để bán được một chứng khốn là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời khi đánh giá tính thanh khoản của chứng khốn đó. Điều này cho thấy rằng một chứng khốn được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được chuyển nhượng nhanh chóng mà người bán khơng phải chấp nhận những nhượng bộ quan trọng về giá bán.

-Tính rủi ro (risk), bao gồm :

• Rủi ro thanh toán hay rủi ro phá sản (default risk) là rủi ro xuất phát từ sự phá sản của cơng ty phát hành ra chứng khốn. Trừ những loại chứng khốn do chính phủ phát hành, tất cả những loại chứng khốn cơng ty đều có rủi ro phá sản ở một mức độ nào đó.

• Rủi ro thị trường (market risk) là loại rủi ro có liên quan đến sự tăng giảm giá trị thị trường của chứng khoán, mà chủ yếu là những biến động về lãi suất định giá.

• Rủi ro về sức mua (purchasing power risk) là loại rủi ro gây ra do sự biến động của chỉ số giá cả (thường là do chỉ số giá cả tăng lên).

-Tính sinh lợi (yield)

• Đối với các chứng khốn ngắn hạn , lãi suất được tính bằng cách lấy số tiền lãi kiếm được từ chứng khốn đó (trên cơ sở hằng năm) chia cho trị giá vốn ban đầu của nó, gọi là tỷ lệ sinh lợi hiện hành (current yield).

• Đối với các chứng khốn dài hạn, người ta áp dụng một khái niệm sinh lời khác gọi là tỷ lệ sinh lời cho đến khi đáo hạn (YTM-yield to maturity). Khái niệm này lưu ý đến các khoản lãi hay lỗ trên vốn được thực hiện vào lúc chứng khốn đáo hạn.

Các tính chất trên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, chẳng hạn như doanh nghiệp thường phải chấp nhận một tỷ lệ sinh lời thấp để đổi lấy tính thanh khoản cao. Một chứng khốn dài hạn càng có nhiều rủi ro thì tính thanh khoản càng kém và do đó mức lời trả cho chứng khốn đó sẽ cao hơn. Ngược lại, các trái phiếu kho bạc ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn, ít rủi ro hơn nên mức lời cũng thấp hơn…

Tuỳ theo nhu cầu, mục đích đầu tư và thái độ chấp nhận rủi ro mà mỗi doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng lựa chọn đầu tư vào những chứng khốn nào đó phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Dưới đây giơí thiệu một số chứng khốn thanh khoản cao được lưu hành với tư cách là những công cụ chủ yếu trên thị trường tiền tệ.

-Trái phiếu kho bạc (treasury bills) và tín phiếu kho bạc (treasury notes): Đây là những cơng cụ tài chính ngắn hạn do chính phủ phát hành (với thời hạn là 3, 6, 9, 12 tháng). Loại công cụ này gần giống tiền, ở chỗ rất dễ mua bán lại và hầu như khơng có rủi ro thanh tốn. Bởi do tính thanh khoản rất cao và ít rủi ro của chúng nên mặc dù tỷ lệ sinh lợi thấp, nhưng chúng vẫn được xem là những cơng cụ tài chính an tồn và có ưu thế nhất so với các tích sản tài chính khác trên thị trường tài chính. Lãi suất của loại cơng cụ này thường được xem là lãi suất chuẩn, làm cơ sở tham chiếu cho việc ấn định lãi suất của các cơng cụ tài chính khác có cùng kỳ hạn.

-Thương phiếu (commercial paper) : Là một giấy hẹn nợ khơng có bảo đảm, có thời hạn đáo hạn cố định và được bán với giá chiết khấu. Loại công cụ này thường do các cơng ty tài chính hay các tập đồn kinh tế lớn phát hành để tài trợ cho các khoản tồn kho hoặc khoản nợ phải thu…

Trong những năm gần đây hình thức vay mượn này đã phát triển rất mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển bởi nó có tác dụng thay thế cho các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Thời hạn của thương phiếu thường trong khoản 20 đến 45 ngày. Do tính thanh khoản kém hơn và rủi ro thanh toán cũng cao hơn, nên lãi suất của thương phiếu cao hơn đáng kể so với lãi suất của thị trường tiền tệ nói chung 34.

34 Ở Việt Nam : theo Pháp lệnh thương phiếu (17/1999/PL-UBTVQH10) và theo điều 219 Luật Thương mại thì thuật ngữ thương phiếu được hiểu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh

-Chứng chỉ tiền gởi có thể giao dịch được (NCD- negotiable certificates of deposit) : Là một loại chứng chỉ do ngân hàng phát hành nêu rõ người gởi tiền đã gởi một khoản tiền trong một khoản thời gian nhất định với lãi suất cụ thể tại ngân hàng, và được ngân hàng sử dụng như là một công cụ huy động vốn.

Các doanh nghiệp mua NCD là những doanh nghiệp có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, muốn đầu tư sinh lợi trong khi vẫn muốn duy trì tính thanh khoản cao và độ an tồn của vốn gốc. Nói khác đi, hành vi mua NCD khác với hành vi gởi tiền vào ngân hàng ở chỗ : Tiền gởi ngân hàng thì có tính thanh khoản kém, cịn khi cầm giữ NCD trong tay thì các doanh nghiệp có thể đem nó giao dịch trên thị trường tài chính. Lãi suất của NCD cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc cùng kỳ hạn nhưng rủi ro thanh tốn lại cao hơn, tính thanh khoản cũng kém hơn.

-Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng (thuận nhận ngân hàng- banker's acceptances - BA) : Là một loại giấy bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh tốn vơ điều kiện số tiền mà nhà nhập khẩu còn thiếu nhà xuất khẩu, vào một ngày xác định. Nhà nhập khẩu có thể dùng giấy này thanh toán cho nhà xuất khẩu. Đến ngày đáo hạn nhà nhập khẩu phải trả cho ngân hàng thuận nhận số tiền ghi trên giấy cộng với một khoản phí (đã được thỏa thuận trước). Cịn nhà xuất khẩu khơng nhất thiết phải giữ BA đến khi đáo hạn mà có thể bán nó đi với một giá chiết khấu để thu hồi tiền mặt sớm35. Lúc này BA tham gia lưu thông với tư cách là một cơng cụ tài chính trên thị trưịng tiền tệ. Lãi suất của công cụ này tương đối thấp nhưng bù lại nó có tính thanh khoản cao.

toán hoặc cam kết thanh tốn vơ điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm có hối phiếu và lệnh phiếu.

35 Một cách tổng quát, theo thể thức tín dụng thương mại trong hoạt động mua bán ngoại thương ( và trong một số trường hợp đặc biệt- kể cả nội thương) thì sau khi giao hàng cho người vận tải, người bán (nhà xuất khẩu) có thể ký phát một hối phiếu (là một lệnh địi tiền vơ điều kiện) để yêu cầu thanh toán và gởi đến ngân hàng đại diện của người mua cùng với bộ chứng từ (gồm có hố đơn giao hàng, vận đơn, các chứng nhận kiểm dịch…). Tuỳ theo loại hối phiếu mà người mua có thể : hoặc là trả tiền qua ngân hàng hoặc công nhận khoản nợ bằng cách ghi chữ "chấp nhận- Accepted" lên góc hối phiếu và ký tên rồi gởi đến ngân hàng đại diện của mình.

Sau đó, tùy theo phương thức thanh tốn, nhưng thơng thường thì ngân hàng đại diện sẽ gởi bộ chứng từ cho người mua để họ có thể nhận được hàng từ người vận tải, đồng thời xúc tiến việc thanh toán tiền qua ngân hàng hoặc giao "thuận nhận thương mại" (tức hối phiếu đã qua thủ tục chấp nhận thanh tốn của người mua-trade acceptance-nói trên) cho người bán.

Trong trường hợp người bán cho rằng một thuận nhận thương mại là chưa đủ đảm bảo an tồn cho khoản tín dụng thương mại mà họ đã cấp cho người mua, thì có thể u cầu ngân hàng đại diện của người mua cam kết thanh toán. Văn bản cam kết thanh toán của ngân hàng gọi là "thuận nhận ngân hàng" (banker's acceptance).

Lúc này, người bán có thể sử dụng BA để : hoặc đợi đến khi đáo hạn nhận thanh toán; hoặc đem chiết khấu ở ngân hàng; hoặc đem bán đi với giá chiết khấu cho những đối tượng có nhu cầu mua trên thị trường tài chính…

IV.Quản lý khoản phải thu 1. Chính sách bán chịu

Chính sách bán chịu (hay các điều kiện của tín dụng thương mại) là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng.

Một chính sách bán chịu phù hợp sẽ không những đảm bảo cho mức độ tăng trưởng của doanh số bán (tức kích thích khách hàng hiện tại mua nhiều hơn, thanh tốn sớm hơn và/hoặc thu hút thêm các khách hàng tiềm năng khác), mà cịn có thể duy trì một cách hợp lý chất lượng cũng như độ an toàn của các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Thơng thường một chính sách bán chịu bao gồm ba yếu tố căn bản sau đây : -Thời hạn bán chịu

-Tỷ lệ chiết khấu bán hàng -Hình thức bán chịu

Các nội dung dưới đây sẽ chỉ ra cách thức căn bản để tạo lập từng điều kiện của một chính sách bán chịu.

a) Thời hạn bán chịu

Là khoản thời gian từ lúc giao hàng đến khi thu tiền. Nói khác đi, đây là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng thương mại được phép kéo dài. Cơng việc ấn định một thời hạn bán chịu phù hợp đòi hỏi nhà quản lý phải xem xét và cân nhắc đồng thời các yếu tố như : Đăëc trưng của hàng hoá ; mức độ của thương vụ ; tình trạng của người mua ; giá bán ; khả năng tài chính của người bán ; thời hạn bán chịu của doanh nghiệp bạn cùng ngành…

b) Tỷ lệ chiết khấu bán hàng.

Việc người bán áp dụng một tỷ lệ chiết khấu bán hàng nào đó là nhằm tạo ra sự tưởng thưởng về lợi ích vật chất để khuyến khích khách hàng hàng thanh toán tiền sớm, cũng như thu hút thêm những khách hàng mới. Kỷ thuật này cho phép đầy nhanh tốc độ thu hồi tiền mặt của doanh nghiệp để phục vụ cho các mục đích đầu tư sinh lợi khác.

Tuy vậy, bên cạnh những tác động tích cực đến q trình quản trị tín dụng, một tỷ lệ chiết khấu quá cao cũng có thể gây ra sự sụt giảm một cách đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp bán.

Nói chung, một tỷ lệ chiết khấu phù hợp sẽ được ấn định trên cơ sở xem xét nhiều phương diện như : Thời điểm bán hàng, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp bạn…

c) Các hình thức bán chịu

Cùng với sự phát triển của nền kinh doanh hiện đại, những phương thức bán hàng cũng ngày càng được đa dạng hoá và phong phú hơn, áp dụng cả trong mua bán nội và ngoại thương. Việc tìm hiều cặn kẽ những phương thức này nằm trong phạm vi nghiên cứu của các mơn học Nghiệp vụ ngân hàng, Thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương… Dưới đây chỉ nêu lên một cách sơ lược về một số phương thức cấp tín dụng thương mại (bán thiếu chịu) thơng dụng.

-Đối với các khách hàng nội địa, có quan hệ lâu dài và uy tín thì doanh nghiệp thường áp dụng hình thức bán hàng ghi sổ. Giữa các bên không ký hợp đồng mà người bán chỉ cần ghi chép thương vụ vào sổ và người mua ký nhận.

-Đối với những đơn đặt hàng lớn hơn, người bán có thể yêu cầu người mua ký phát lệnh phiếu (promissory note). Thực chất lệnh phiếu là một văn bản hứa trả tiền, trên đó người mua (tức người phát hành lệnh phiếu) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi có tên trên tờ phiếu hoặc trả theo lệnh của người này. Dĩ nhiên, người bán có thể sử dụng tờ lệnh phiếu như bất cứ giấy tờ có giá nào khác, nghĩa là có thể đem đi chiết khấu để thu hồi tiền mặt sớm hơn nếu muốn.

-Người bán cũng có thể ký phát một hối phiếu thương mại (bill of exchange) để đòi tiền người mua. Đây là một văn bản thể hiện một mệnh lệnh địi tiền vơ điều kiện do người bán ký phát để đòi tiền người mua, yêu cầu người mua phải trả một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định cho nguời hưởng lợi có tên trên hối phiếu (thường là người bán), hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả tiền cho người cầm phiếu.

Thực tế, hối phiếu thương mại là một chứng từ quan trọng thường được sử dụng trong những phương thức mua bán ngoại thương như phương thức nhờ thu (collection payment), phương thức tín dụng chứng từ (bao gồm cả việc người bán yêu cầu người mua mở tín dụng thư - letter of credit), hợp đồng mua bán ngoại thương… nghiệp vụ của các phương thức này khá phức tạp và vượt ra ngồi khn khổ của một giáo trình căn bản về quản trị tài chính.

d) Lợi ích và hạn chế của tín dụng thương mại (mua-bán chịu)

Mua bán theo thể thức tín dụng thương mại là một con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp. Một mặt nó là nguồn tín dụng để tài trợ cho việc mua hàng (mua chịu), mặt khác nó là một phương thức tài trợ vốn cho người mua (bán chịu).

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp bán trung bình 3 triệu đồng hàng hoá mỗi ngày với thời gian bán chịu bình qn là 40 ngày, thì doanh nghiệp sẽ có các khoản phải thu của khách hàng trên bảng cân đối kế toán khoảng 3 triệu x 40 = 120 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp mua chịu bình quân mỗi ngày 2 triệu đồng nguyên vật liệu với thời hạn thiếu chịu là 20 ngày thì khoản phải trả cho người bán trung bình là 40 triệu đồng. Như thế doanh nghiệp đã cấp tín dụng nhiều hơn nhận tín dụng một khoản là 80 triệu (sai biệt giữa các khoản phải thu của người mua và phải trả cho người bán).

Do đó, với tư cách là một chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đóng vai trị là người bán nhưng đồng thời cũng là người mua, điều quan trọng là doanh nghiệp có thể tận dụng việc mua chịu như là một nguồn tài trợ, nhưng đồng thời cũng giảm đến mức tối thiểu việc vốn của mình bị kẹt trong các khoản phải thu.

Đối với người bán, mặc dù việc bán chịu gây ra những khó khăn cho cơng tác quản trị vốn lưu động, nhưng phương thức này vẫn được sử dụng phổ biến như là một công cụ khuyến mại để tăng sức cạnh tranh trong các giao dịch. Trên góc độ khác, người mua thường sử dụng việc mua chịu như là một hình thức tài trợ vốn ngắn hạn thông dụng và tiện lợi nhất mặc dù biết rằng phí tổn mua chịu36 thường cao hơn so với các hình thức tài trợ từ ngân hàng.

Nhận thức được những lợi ích và hạn chế của việc mua bán chịu, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể vận dụng phương thức này một cách phù hợp hơn trong những tình huống cụ thể của doanh nghiệp mình.

e) Đánh giá những thay đổi của chính sách bán chịu

Trên nguyên tắc, khi quyết định thay đổi những yếu tố của chính sách bán

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính doanh nghiệp nguyễn văn tuấn tập 1, đại học đà lạt, 2002 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)