1. Nội dung của phân tích tài chính
a) Phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp
-Dựa trên các báo cáo tài chính dạng so sánh để đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp
-Dựa trên các báo cáo tài chính theo quy mô chung để đánh giá kết cấu và biến động kết cấu.
-Đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.
-Đánh giá tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước...
Việc tiến hành phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy một bức tranh chung về tình hình tài chính và thực trạng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những nhận định ban đầu về xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai gần. Để thực hiện phân tích khái quát, chúng
ta phải thiết kế các báo cáo tài chính dạng so sánh và các báo cáo tài chính theo quy mơ chung :
-Các báo cáo tài chính trình bày số liệu tài chính của hai hay nhiều kỳ được gọi là các báo cáo tài chính dạng so sánh. Các báo cáo tài chính dạng này cung cấp những thơng tin quan trọng về xu hướng và mối quan hệ của hai hay nhiều năm.
-Trong các báo cáo tài chính theo quy mơ chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một số tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục làm gốc có tỷ lệ 100%. Chẳng hạn trên Bảng cân đối kế toán theo quy mơ chung thì tổng tài sản được xem là 100% và những khoản mục con sẽ được thể hiện bằng tỷ lệ % so với tổng tài sản. Dựa trên các báo cáo tài chính theo quy mơ chung này, chúng ta có thể đánh giá kết cấu và những biến động kết cấu giữa các khoản mục.
b) Phân tích cụ thể bằng các hệ số tài chính chủ yếu : Nhằm đánh giá một
cách chi tiết tình hình và khả năng thanh tốn, khả năng sinh lợi, vòng quay tồn kho, hiệu quả sử dụng vốn... của doanh nghiệp.
2. Phương pháp phân tích
So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích tài chính, bao gồm các nội dung so sánh như sau :
-So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện của nhiều kỳ trước đó để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp phát huy hoặc khắc phục trong kỳ tới. Bởi vậy cách so sánh này còn được gọi là phân tích xu thế
-So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
-So sánh số thực hiện của doanh nghiệp với số trung bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp cùng ngành để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hơn hay xấu hơn so với các doanh nghiệp bạn. Khi so sánh, cần lưu tâm đến những điều kiện so sánh như đơn vị đo lường phải thống nhất, kỳ so sánh phải có cùng độ dài về thời gian, nội dung và phương pháp tính tốn các chỉ tiêu so sánh phải nhất quán…
-So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bảng báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua nhiều niên độ kế toán liên tiếp. Cách so sánh này cịn được gọi là phân tích cơ cấu.
Các nội dung so sánh nói trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, nội dung này sẽ bổ sung cho nội dung kia và thường thì người ta kết hợp cả bốn nội dung so sánh trong q trình phân tích, đồng thời sử dụng biểu đồ để làm cho các phân tích trở nên trực quan và sinh động hơn.