I. KHÁI NIỆM
Yếu tố hình thành và vận hành nên tín ngưỡng dựa vào hai yếu tố cơ bản: Cái
Thiêng (của đối tượng được tín ngưỡng/sùng kính) và Đức Tin (của người có tín
ngưỡng/sùng kính). Cái Thiêng và Đức Tin là cốt lõi của tín ngưỡng, và tín ngưỡng khơng nằm bên ngồi con người mà luôn tiềm ẩn trong mỗi con người.
Cái Thiêng đã xuất hiện từ rất sớm ở loài người, họ cho sự thiêng liêng, huyền bí là đặc tính của thế giới tự nhiên bao quanh con người (ánh sáng, cây cối, thú vật): có thể mang đến niềm hạnh phúc nhưng cũng có thể ảnh hưởng, đe dọa đến đời sống của con người. Từ đó con người thể hiện hai thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên: Một là sự tơn kính và biết ơn khi được quả phúc; hai là sợ hãi trước sức mạnh bí ẩn đó làm gia tăng cái Thiêng là những lực lượng siêu nhiên. Người ta cầu khấn sự che chở, ban phúc của các lực lượng Thiêng, trong lời cầu khấn ấy chứa đựng Đức Tin rằng các lực lượng Thiêng ấy nghe được, hiểu được, thấu hiểu được và chờ mong các lực lượng Thiêng đáp lại “lịng thành” của mình. Chính Đức Tin đó đã tạo ra và tăng thêm chất Thiêng của tín ngưỡng. Đức Tin, các nhân vật và lực lượng chứa đựng cái Thiêng để được Tin, cho dù huyễn hoặc có phi lý cũng là cái cốt lõi, cái hạt nhân để tín ngưỡng ra đời và phát triển. Vì vậy, tín ngưỡng khơng nằm ngồi con người mà luôn tiềm ẩn trong mỗi con người.
Theo Từ điển Việt Hán của Đào Duy Anh (1950), Tín ngưỡng Việt Nam, cịn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa.
Theo Từ điển nghiệp vụ công an (1977) cho rằng tín ngưỡng là tin theo một tơn giáo thờ cúng một loại thần thánh. Theo từ điển tiếng Việt thì tín ngưỡng là tin theo một tơn giáo nào đó.
Theo nhà nghiên cứu, TS Nguyễn Minh San, tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được.
26
Như vậy, tín ngưỡng là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vơ hình, được hình thành tự phát trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với thế giới tự nhiên, nó chi phối toàn bộ đời sống con người, con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an về mặt tinh thần cho cá nhân và cộng đồng con người.
II. ĐẶC ĐIỂM
Tín ngưỡng Việt Nam là tấm gương phản ánh những đặc trưng của văn hóa nơng nghiệp lúa nước:
- Sự tơn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: cuộc sống gắn với thiên nhiên, thiên nhiên đem lại nguồn của cải ni sống con người, vì thế họ biết ơn, bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, đồng thời cầu mong cho thiên nhiên tiếp tục phù hộ cho cuộc sống người dân được ấm no, đầy đủ…