Thức được tài năng văn hóa nghệ thuật: thông qua các trò chơi giải trí

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 50 - 54)

lành mạnh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tài, thể thao mang tính giáo dục, thẩm mỹ cao, kích thích con người (cá nhân hay tập thể) có ý thức vận động, rèn luyện, phát triển năng khiếu, tài năng văn hóa, nghệ thuật tiềm tàng trong bản thân; lễ hội là môi trường thuận lợi để con người được thể hiện, phô diễn tài năng của mình trước cộng đồng, đồng thời thơng qua lễ hội có thể phát hiện những tài năng mới trong cộng đồng.

51

BÀI 2: CẤU TRÚC CỦA LỄ HỘI

Nước Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á đều là cư dân có nền văn minh trồng lúa nước, vì vậy có nhiều tập tục gần giống nhau. Ví như tổ chức nghỉ ngơi, vui chơi giải trí sau vụ thu hoạch và cấy hái vừa xong, gọi là lúc nông nhàn vào tháng Giêng, Hai hoặc tháng bảy, Tám. Những cuộc vui sau đó được tổ chức thành định kỳ hàng năm, gọi là ngày hội: hội xuân, hội thu, xuân thu nhị kỳ. Khi xã hội phát triển tới mức cao, tôn giáo, tâm linh của mỗi dân tộc cũng được định hình bằng các biểu tượng thần linh thì kèm với hội là lễ.

Tìm hiểu cấu trúc của lễ hội là tìm hiểu những yếu tố tham gia vào lễ hội và quan hệ giữa chúng đã tạo nên một chỉnh thể xã hội. Cấu trúc của lễ hội được hiểu như tổ hợp của những thành tố hợp thành trong các mối quan hệ vị trí – chức năng tạo nên một chỉnh thể. Lễ hội bao giờ cũng có hai phần: phần lễ (tinh thần) và phần hội (vật chất).

I. LỄ:

Lễ là phần thờ cúng, rước và tế, là một tổng thể các nghi thức có tính nghiêm trang bắt buộc một cách bài bản với những quy định cụ thể về những nghi lễ, lễ tiết cặn kẽ để mọi người tuân thủ nhằm biểu thị sự kính trọng với đối tượng thờ cúng. Phần lễ là bất biến (là không thay đổi), được tiến hành hết sức long trọng, linh thiêng có pha màu thần bí.

Phần lễ ẩn chứa huyền thoại, ý thức về giá trị trong mối quan hệ cộng cảm về tâm thức, cố kết tâm linh của cộng đồng và thuần yếu tố. Đây là phần có thể cảm nhận, rung động trong chiều sâu tâm hồn về ý thức, niềm tin, khát vọng, mong muốn của cộng đồng và được coi như “phần hồn” của lễ hội.

Trước khi lễ diễn ra, những người được phép tiếp xúc với nơi thờ tự như thủ từ (người coi đền), chủ tế (người đứng đầu lễ hội) tất cả đều phải trai giới ít nhất 1 tuần trước khi mở hội (không được gần gũi đàn bà, không được ăn uống các vật tạp uế như rượu, thịt chó, khơng được gian dối và làm điều ác độc), nếu ai vi phạm sẽ bị Thánh phạt. Những câu chuyện về Thánh phạt được truyền từ đời này sang đời khác nhằm mục đích răn đe và mọi người phải tự giác tôn trọng, thực hiện đúng nguyên tắc, luật lệ.

Các nghi lễ, tế, rước kiệu Thánh cùng các đồ dâng cúng phải thành tâm và

52

cướp quấy phá, thì chức dịch trong làng phải soạn trầu, rượu và xin Thánh cho năm ấy được miễn lệ.

Những nghi thức lễ biểu thị mối quan hệ giữa con người và thần thánh được diễn ra trong thần điện. Đôi lúc để phô diễn quyền năng của thần thánh và để cho “cái đời thiêng” thâm nhập vào “cái đời thường”, nghi lễ cũng được tổ chức ở khơng gian ngồi thần điện (như trường hợp lễ hội Nghinh Ông).

Đối tượng thực hiện lễ : là cá nhân, tập thể nhiều người hoặc cộng đồng

người trong xã hội có cùng mục đích, cùng phong tục tập quán, cùng niềm tin, tín ngưỡng, được diễn ra một cách công khai, trước mặt đông đảo mọi người nhưng cũng có thể là một hành động “bí mật” – chỉ có người thực hành lễ biết nhưng phải là hành động cụ thể, nhìn thấy được và nhận thức được. Hành động thực hiện lễ có thể theo phong tục, truyền thống nhưng cũng có thể do cá nhân sáng tạo ra nhưng phải phù hợp, thể hiện được nguyện vọng chung của tập thể.

Đối tượng tôn thờ của lễ: là ông bà tổ tiên, các vị anh hùng có cơng xây

dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, những bậc tiền nhân đã truyền nghề mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân; là các đấng siêu nhiên vơ hình và hữu hình mà con người tin rằng nó mang lại họa phúc cho cộng đồng.

II. HỘI:

Phần hội bao gồm thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ - thiết bị của lễ hội, là phần tổ chức các trò chơi, trò diễn, ăn uống cộng cảm. Tùy điều kiện kinh tế của cộng đồng mà tổ chức lớn nhỏ quy mô khác nhau, đây là phần khả biến (có thể thay đổi).

Thời gian diễn ra lễ hội truyền thống thường dựa vào thời tiết, mùa vụ - chu kỳ liên quan đời sống sản xuất của người nông dân. Đối với những lễ hội mới, thời gian tổ chức liên quan chặc chẽ đến lịch sử xảy ra sự kiện hoặc nhằm thu hút khách du lịch.

Hội là cuộc vui chơi, giải trí của nhiều người thường được diễn ra bên ngoài thần điện ở một nơi thờ tự nhất định như đình, chùa, đền, miếu và có thể mở rộng ra toàn phạm vi sinh hoạt, cư trú của con người với các trò vui, trò diễn, cuộc đấu và lạc khoản tạo sự ngẫu hứng cho người tham gia lễ hội. Nơi đây hội tụ các ngành nghệ thuật cao nhất (kiến trúc, hội họa, điêu khắc, vẽ tranh, đúc tạc tượng, chng.. và cả những văn bia, câu đối, hồnh phi…). Bên cạnh đó là các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như hát thờ thần, hát múa, hát đối đáp, chèo, tuồng, hát

53

xoan… được trình diễn cùng với âm nhạc, hàng chục loại nhạc cụ khác nhau. Trong lễ hội, loại hình văn chương nghệ thuật hịa quyện với nhau và nhân dân trở thành chủ thể sáng tạo.

Hội thực sự là mơi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật và hưởng thụ nghệ thuật của quần chúng nhân dân. Ngồi ra nó cịn là chất keo vơ hình để cố kết cộng đồng bởi trong nó có sức quy tụ cộng đồng vô cùng to lớn, không phân biệt tơn giáo, giai cấp, giàu nghèo…Hội cịn có khả năng biến cải lối sống, nếp sống của cộng đồng thành thuần phong mỹ tục.

Hạt nhân hấp dẫn cộng đồng chính là vị thánh được tơn thờ, khơng chỉ là biểu tượng của khát vọng tâm linh, mà còn là khát vọng về chân – thiện – mỹ của cả cộng đồng.

Lễ hội Việt Nam vừa mang tính cố kết cộng đồng, vừa là nơi hội tụ các hình thái nghệ thuật dân gian. Hội vừa là nhu cầu giải trí, vừa là khát vọng vươn tới cái tốt đẹp của cả cộng đồng.

Phần Hội cũng gồm các trị chơi, trị diễn giải trí phong phú xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp:

- Xuất phát từ ước vọng cầu mưa: là các trò chơi tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa như đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất…

- Xuất phát từ ước vọng cầu cạn: là các trò thả diều vào các hội mùa hè, mong gió và nắng lên, nước lụt mau rút xuống.

- Xuất phát từ ước vọng phồn thực: là các trò chơi cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum…

- Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo: là các trò chơi thi thổi cơm, vừa gánh/giữ trẻ/bơi thuyền vừa thổi cơm, thi dọn cỗ, thi bắt lợn/vịt, thi dệt vải, thi đua cà kheo …

- Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sức khỏe và khả năng chiến đấu: là các trò chơi đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu…

Tùy đặc trưng của vùng miền, đặc trưng của lễ hội, một số lễ hội sẽ không tách rõ phần lễ và phần hội. Ở một số lễ hội, phần "lễ" nặng hơn phần "hội", ngược lại có lễ hội phần "hội" nặng hơn phần "lễ", hoặc phần hội “lấn” hết phần lễ, không thấy rõ phần lễ.

54

BÀI 3: CÁC LOẠI HÌNH LỄ HỘI

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)