Lễ hội thờ nhân thần:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 65 - 68)

II. LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1 Lễ hội thờ các vị thần tự nhiên:

2. Lễ hội thờ nhân thần:

- Xuất phát từ tín ngưỡng sùng bái con người: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hồng, Vua tổ, những người có cơng với nước, với làng, tổ nghề … trong dân gian lưu truyền cho đến ngày nay các Lễ Kỳ yên tạ ơn Thành Hồng và những người có cơng với làng, Hội Đền Hùng, Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ hội lăng Ơng ở Tp. Hồ Chí Minh…Trong đó Lễ hội Kỳ Yên là lễ hội phản ảnh đậm nét nhất tín ngưỡng dân gian thờ nhân thần.

Lễ hội Kỳ Yên còn gọi là lễ hội cúng đình hay hội làng truyền thống. Tùy hoàn cảnh của từng địa phương mà quyết định thời gian tổ chức lễ hội, nhưng thông thường từ rằm tháng giêng đến rằm tháng ba âm lịch. Lễ hội này còn bảo lưu khá đậm nét những đặc điểm tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Vốn có gốc từ nền văn minh sông Hồng, lễ cúng đình trong quá trình di chuyển vào miền Nam đã có thay đổi (về thời gian, nghi thức cúng lễ, đối tượng thờ cúng…) nhưng chung ý nghĩa và đặc điểm của một làng nông nghiệp cổ truyền. Đây là sinh hoạt văn hóa định kỳ mang tính tổng hợp và tính cộng đồng tiêu biểu nhất của xã hội nông thôn Việt Nam.

Lễ hội chỉ diễn ra trong mùa xuân, mùa màng đã thu hoạch xong, thời tiết khô ráo, quang cảnh tươi đẹp, việc đi lại thuận tiện để toàn thể dân làng đều có thể tham dự. Có một số nơi tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, nhưng cũng có địa phương tổ chức thành hai lễ hội: Lễ Xuân Tế (Hạ điền) và Lễ Thu Tế (Thượng điền). Lễ hội Kỳ Yên diễn ra ở nơi tiêu biểu nhất là đình làng, nơi thờ các vị thần Thành Hồng là vị thần chính của đình làng, vì theo quan niệm dân gian thì Thần Hồng là vị thần được Thượng Đế giao cho trách nhiệm cai quản tồn thơn xã, che chở phù hộ cho dân sống bình yên, làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Ngồi ra cịn có thờ các vị thần khác như: Thần Nông, Thổ Địa, Thổ Công, Thần Cây, Thần Rừng (Sơn Lâm), Thần Biển (Thủy Tướng), Bà Ngũ Hành, Bà Nương Nương…. Đặc biệt là thờ các vị thần Tiền Hiền và Hậu Hiền (Tiền Hiền khai khẩn, Hậu Hiền khai cơ). Đó là các vị có cơng mang gươm đi mở cõi phương Nam, có cơng khai phá đất hoang, lập làng ấp, tạo dựng cuộc sống ban đầu ở miền đất hứa. Các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền được dân gian tôn là Phúc Thần (thần tượng nầy khơng có ở đình làng Bắc Bộ).

Qui mơ tổ chức lễ hội to hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi làng, đơng dân hay ít dân, gặp năm trúng mùa hay thất mùa, nhưng thông thường diễn ra

66

suốt 3 ngày 2 đêm, đáp ứng với nhu cầu vui chơi của dân làng sau một năm làm lụng vất vả, có thể xem như ngày Tết tập thể của cư dân nơng nghiệp mang tính chất cổ truyền Đơng phương.

Ngày đầu là lễ Túc Yết và lễ Tiền Vãng, tức là cúng tế các vị Tiền Hiền khai khẩn, Hậu Hiền khai cơ, những người có cơng với đất nước như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Trung Trực, Thoại Ngọc Hầu, Châu Văn Tiếp... Chủ lễ là vị Chánh Bái có phụ tế và bồi lễ phụ giúp. Toàn bộ nghi lễ đều tiến hành theo lịnh của người thủ xướng đứng hai bên hương án kế vị chủ tế. Tất cả lễ nhạc, động tác dâng hương, dâng trà, dâng rượu, đọc văn tế, vái lạy đều phải đúng theo lời của người thủ xướng, do đó người thủ xướng là người hay chữ nhất trong làng, vì mới có thể thuộc lịng các điển lễ, tế tự theo các truyền thống lễ hội từ xưa.

Trong buổi lễ, người thủ xướng được dân làng trọng vọng nhất. Đội học trò lễ (lễ sinh) mặc áo, đội mũ, mang hia theo kiểu các học sinh Tú tài ngày xưa. Trước đó họ đã được huấn luyện thuần thục cách đi đứng, biểu diễn, dâng lễ vật theo nhịp phách của dàn nhạc diễn tấu để cầu nguyện cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi, làng xóm yên vui, khơng có trộm cướp, hỏa hoạn, dịch tễ hồnh hành, vừa tỏ lịng tri ân đến những anh hùng có cơng với nước theo truyền thống uống nước nhớ nguồn. Trong lễ Túc Yết cịn có 4 cơ đào hát mừng thần trong lúc dâng rượu. Nếu đình làng có vị thần được vua sắc phong thì cịn có lễ mở sắc thần được tổ chức vào giữa đêm thứ nhất để nhớ công lao khai cơ lập nghiệp của các bậc tiền nhân.

Lễ Chánh Tế được tiến hành vào giữa đêm thứ hai. Bài văn tế đọc trong buổi lễ nầy đã được soạn trước với nội dung ca ngợi Trời Đất và các thần linh, thổ võ đã phù hộ cho dân làng, nhắc lại cơng tích sự nghiệp quy dân, lập ấp, phát triến sản xuất, xây dựng đời sống của các bậc tiền hiền. Người được cử đứng ra đọc văn tế để mở đầu buổi lễ chánh tế phải là một chức sắc trong làng (thường là Hương Văn), ăn mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề, quỳ trước bàn hương án, hai tay nâng bản văn tế đưa lên dưới ánh nến soi rõ do hai phụ tế đứng hai bên cầm, rồi chậm rãi đọc với một giọng kính cẩn trang nghiêm trong nhạc đệm của dàn nhạc lễ. Việc hòa hợp chặt chẽ từng âm thanh trầm bỗng của nhạc lễ với giọng xướng trang nghiêm của người đọc văn tế là cái hồn văn hóa dân gian, trong đó chuyên chở cả một đức tin thiêng liêng của những người dân biết ơn tiền nhân, của các vị thần.

Sau hai ngày chánh lễ, bước sang ngày thứ ba là ngày hội. Ngày hội là ngày sôi động tươi vui nhất của ba ngày lễ hội Kỳ Yên đáp ứng nhu cầu đích thực của dân q khi mở hội làng. Chính vì vậy ai cũng nhiệt tình, tự nguyện tham gia tổ chức hội

67

thật công phu. Trong ngày hội, ai ai cũng đua nhau ăn mặc đẹp, trang điểm lịch sự, đi lại vui chơi, giao tiếp thân tình sau những ngày sáng đi tối về vì phải tay làm hàm nhai. Đây cũng là dịp trai đi tìm vợ, gái đến tuổi kén chồng có cơ hội gặp nhau để kết tình trao duyên.

Đêm thứ ba, đêm của ngày hội là đêm mở đầu cho lễ Xây Chầu, Đại Bội - tức lễ đánh trống cầu trời ban cho mưa thuận gió hịa (Xây chầu) và hát múa cầu cho bốn mùa an vui tươi tốt (Đại bội). Thơng thường ở phần Đại bội, đồn hát chọn năm diễn viên xuất sắc bao gồm nam nữ có giọng ca hay, múa giỏi để trình diễn, sau đó là một tuồng hát bội do các bô lão trong làng chọn lựa, thường hát trong 3 đêm, có làng dồi dào tài chánh thì hát 5,7 đêm. Các gánh hát bội thường được mướn từ xa đến, và các tuồng hát thường là các truyện Tàu như San Hậu, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Mộc Quế Anh dâng công đầu Tống, Thoại Ba Cơng Chúa, Lã Bố hí Điêu Thuyền, Hạng Võ biệt Ngu Cơ, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu…Hát bội là truyền thống của lễ hội Kỳ Yên, không thể thiếu!

Kể từ hơn 50 năm nay, qua bao thăng trầm của lịch sử, nông thôn Nam Bộ biến động không ngừng, bởi chiến tranh, bởi chính sách văn hóa độc tài, vơ thần của nhà cầm quyền, đặc biệt từ sau tháng tư 1975, Lễ hội Kỳ n khơng cịn giữ được truyền thống như cũ.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, Lễ hội Lăng Ơng Thượng tại khu vực Bà Chiểu (Gia Định) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử ở Nam bộ, được tổ chức vào ngày giỗ tả quân vào ngày 1-8 âm lịch và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết. Ngay đêm 30 Tết từ 22 giờ trở đi, những dòng người, những dòng xe cộ từ nhiều ngả đường trong thành phố đổ về Lăng Ơng đơng nghẹt, khơng có chỗ chen chân, để thắp hương dâng cúng và hái lộc đêm giao thừa, trong đó người Hoa chiếm đa số. Họ đến dâng hương, cầu khẩn với lịng sùng kính để tạ ơn vị phúc thần lúc sinh thời đã có chủ trương chính sách nâng đỡ cho người Hoa an cư lạc nghiệp và phát triển kinh tế, vì vậy họ tơn xưng Tả qn Lê Văn Duyệt là “Phị mã gia gia”. Trong khi đó người Việt tơn sùng Ơng vì ký ức sâu đậm về cơng cuộc khai phá và xây dựng vùng đất Gia Định xưa.

Các nghi lễ tiến hành theo nghi thức cổ truyền với đầy đủ các mục: Túc Yết, Chánh Lễ, Xây Chầu – Đại bội như lễ Kỳ Yên. Sau phần nghi lễ bao giờ cũng có biểu diễn hát bội trong nhiều ngày đêm liên tục, đó là loại hình nghệ thuật mà lúc sinh thời Ông rất say mê, đặc biệt là ba lớp tuồng San Hậu.

68

Truyền thuyết cho rằng, từ năm Minh Mạng thứ 16, sau khi thành Gia Định bị hạ, người ở gần mộ Lê Văn Duyệt nghe tiếng rên khóc, có tiếng ngựa xơn xao, đến khi phần mộ được trùng tu thì khơng nghe thấy nữa. Vì vậy ngày giỗ của Ơng gắn liền với nghi thức tế lễ Kỳ Yên, nội dung chính của Lễ Kỳ Yên là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, mọi người, mọi nhà an vui

Ơng là người có cơng giúp vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân đánh đuổi quân Xiêm (1810), và chính ngài Tả Quân đã cho xây dựng thành Nam Vang. Là một võ tướng theo Nguyễn Ánh (Gia Long), Lê Văn Duyệt đã lập được nhiều chiến công trong việc đánh giặc Xiêm La, được phong chức Tả Quân. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, Lê Văn Duyệt đã hai lần giữ chức Tổng trấn Gia Định (cai quản cả một vùng đất Nam Bộ ngày nay): có cơng lớn trong sự nghiệp mở mang phát triển nền nông nghiệp của miền Nam Bộ như khai phá đất hoang, làm các cơng trình thủy lợi, mở rộng giao thơng thủy bộ. Chính Ngài đã dâng sớ lên triều đình xin đào kinh Vĩnh Tế (Thoại Ngọc Hầu là người trực tiếp chỉ huy sự thực hiện). Lê Văn Duyệt là vị tổng trấn rất quan tâm đến đời sống của người dân. Ơng thường nói với thuộc hạ rằng: Muốn dẹp được loạn trộm cướp khơng gì bằng ni dân no ấm, mà muốn cho dân no ấm khơng gì bằng cho dân có ruộng đất để làm ra lúa gạo. Một câu nói nơm na bình dị nhưng là một tư tưởng lớn trong cơng cuộc trị quốc bình thiên hạ.

Tuy nhiên, người có cơng với triều đình sau khi chết lại bị Vua kết tội với “bảy tội đáng chém”, mồ mã bị san phẳng, thân tộc nhiều người bị giết, bị đày. Cho đến khi Tự Đức lên ngôi đã giải oan cho Ông, được đắp lại mộ, được truy phục nguyên hàm và được thờ tự trang nghiêm, thành kính.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)