TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC:

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 29 - 31)

Để duy trì và phát triển sự sống, con người cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở, đủ đầy của con người và tự nhiên, mong muốn cho con đàn cháu đống, mùa màng bội thu hình thành đó là cơ sở để hình thành nên tín ngưỡng phồn thực: sùng bái sự sinh sôi, nảy nở của giới tự nhiên và con người. Tín ngưỡng này được hình thành từ thuở hồng hoang của lồi người, thơng qua “cơ chế” liên tưởng giữa chính sự sinh sản của con người và sự sinh trưởng của cây cối và động vật mà nhờ đó con người và mn vật được bảo tồn và phát triển nịi giống. Tín ngưỡng này tồn tại dưới hai dạng:

1. Thờ sinh thực khí (thờ cơ quan sinh dục Nam-nữ):

Sinh là đẻ, thực là nảy nở, khí là cơng cụ. Thờ sinh thực khí là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nơng nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác (Ấn Độ) là chỉ thờ sinh thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam có nếp sống qn bình âm dương nên thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ.

Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Cơng ngun, trang trí nhà mồ Tây Nguyên, cột đá hình sinh thực khí nam khắc nổi hình cặp rồng ở chùa Dạm (Hà Bắc). Có nhiều địa phương có tục thờ nõ nường (nõ là cái nêm tượng trưng cho sinh thực khí nam, nường là nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ).

Ngồi ra nó cịn xuất hiện ở các lễ hội như lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6/1, đám rước đi từ đền làng về đình do bơ lão có chức sắc dẫn đầu. Vị này cầm hai sinh thực khí bằng gỗ, một âm và một dương. Ông dẫn đầu đám rước, vừa đi vừa hát: “cái sự làm sao, cái sự làm vậy; cái sự thế này, cái sự làm sao”. Vừa hát vừa cử hành một số động tác (còn gọi là điệu múa âm dương). Hát 3 lần và thực hiện động tác 3 lần. Sau đó hai sinh thực khí được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may. Ở nhiều vùng thuộc Phú Thọ, Hà Bắc, Hà Đơng trước đây vào dịp hội làng có lễ rước 18 bộ sinh thực khí, sau đám rước người ta tranh nhau vì tin rằng nó đem lại may mắn, no đủ cho cả năm.

30

2. Thờ hành vi giao phối:

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, cư dân nơng nghiệp lúa nước cịn có tục thờ hành vi giao phối, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Tục thờ hành vi giao phối (nam nữ, chim, thú) được tìm thấy trên Thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Hoàng Hạ, tượng nhà mồ Tây nguyên, điệu múa "tùng dí" trong dịp hội đền Hùng, lễ hội Trò Trám ở Phú Thọ (Nửa đêm ông từ mở khám thờ ở

miếu Trám bưng ra cái tráp sơn son thếp vàng lấy hai vật linh là cái dùi gỗ và cái mo cau khoét lỗ tượng hình vật giống nam và nữ. Ơng Từ cúng vật linh trước hương án rồi đưa cho cặp nam thanh nữ tú, nam cầm dùi, nữ mảnh mo cau. Nam cởi trần đóng khố, nữ mặc yếm, váy cộc. Khi ơng từ hỏi: Cái sự làm sao? Nam nữ cùng đáp: Cái sự làm vầy. Rồi chọc dùi vào lỗ mo cau. Sau ba lần hỏi đáp và nõ nường chạm nhau thì tắt hết đèn nến. Chiêng trống nổi lên. đôi nam nữ theo ông từ chạy ra ngoài. Dân làng chầu trực ở điếm Trám cũng ùa sang chạy sau họ. Họ chạy quanh miếu Trò ba vòng theo chiều ngược kim đồng hồ, vừa chạy vừa hú)

Phong tục giã cối đón dâu (nhà trai bày chày cối trước cổng khi cơ dâu về thì

cầm chày đâm vào cối), chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ, việc

giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối …hình ảnh này được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lũ, tranh khắc gỗ đầu thế kỷ…

Giây phút giao thừa, điểm thời giao chuyển tiết giữa năm Cũ - năm Mới, được huyền thoại quan niệm như sự giao hoà Âm - Dương, phối ngẫu Đất Trời, để từ trong cái Chết - Cũ nảy sinh sự Sống - Mới... giao hoà, giao hợp là triết lý Phồn Thực.

Ngơi chùa Một Cột hình vng (âm) đặt trên cột đá tròn (dương), cột tròn này lại đặt trong một hồ vng (âm); Tháp Bút hình cái chày (dương) và đài Nghiêng hình cái cối (âm),

Cái mõ: làm bằng gỗ là hành Mộc, được đặt ở bên trái (phương Đông) là dương và cái chuông làm bằng đồng là hành Kim, đặt ở bên phải (phương Tây) là âm, tiếng chuông vang và tiếng mõ trầm tượng trưng cho âm dương hịa hợp thì cuộc sống mới vĩnh hằng.

3. Trống đồng - biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực:

Trống Đồng là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực của người xưa trở thành biểu tượng tồn diện của tín ngưỡng phồn thực cho thấy vai trị của tín ngưỡng trong đời sống của người Việt cổ là rất lớn.

31

Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo.

Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng là mô phỏng động tác giã gạo – động tác giao phối.

Tâm mặt trống là hình Mặt Trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ.

Xung quanh mặt trống đồng thường gắn tượng cóc – là “Cậu Ơng Trời”, mang theo mưa khiến mùa màng tốt tươi cũng là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Tiếng trống đồng rền vang như mô phỏng âm thanh của tiếng sấm cũng mang ý nghĩa như trên.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)