Việt Nam là quốc gia sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước nên cuộc sống gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, tơn thờ, sùng bái tự nhiên hình thành nên tín ngưỡng tơn thờ yếu tố/ lực lượng tự nhiên vũ trụ, thờ động vật, thực vật… Đặc trưng âm tính của văn hóa lúa nước dẫn đến lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ nên trong tín ngưỡng tơn thờ hình tượng Nữ thần. Và người Việt luôn hướng tới sự phồn thực nên nữ thần của ta không phải là những cô gái trẻ đẹp mà là các Bà Mẹ, các Mẫu.
1. Thờ Tam phủ, Tứ phủ:
Trước hết là thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – ba nữ thần cai quản ba miền tự nhiên quan trọng nhất, thân thiết nhất với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước.
- Bà Trời dưới dạng Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ : chùa Thiên Mụ, Thiên Yana ở Huế, bàn thờ Bà Thiên ở sân nhà. Bà Đất tồn tại dưới tên Mẹ Đất (Địa Mẫu), Bà Nước tồn tại dưới tên Bà Thủy. Ở nhiều vùng Bà Đất, Bà Nước còn tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch.
Trong dân gian ba nữ thần này được thờ chung như một bộ tam tài dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ với ba bà cai quản ba vùng trời-đất-nước: Mẫu Thượng Thiên (Bà Trời), Mẫu Thượng Ngàn (Bà Đất), Mẫu Thoải (âm đọc chệch từ chữ Thủy, bà Nước).
Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng đặc biệt phổ biến ở vùng nông nghiệp Đông Nam Á biểu hiện ở trống đồng, thạp đồng khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương Nam toàn dân thờ Trời: nhà nào cũng có bàn thờ Thiên, lễ Nam Giao (lễ tế trời) và Lễ Tịch Điền (lễ tế đất, lễ động thổ) ở Huế.
32
Đã có ba bà ở ba cõi Trời-Non-Nước nên cần một bà ở cõi Nhân Sinh. Đó là Thánh mẫu Liễu Hạnh cai quản “Nhân phủ”. Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là tiên nữ có tên Quỳnh Hoa ở thượng giới, vì làm vỡ chén q của Ngọc Hồng nên bị đày xuống trần gian đầu thai vào một nhà họ Lê ở thôn Vân Cát (huyện Vụ Bản, Nam Định ngày nay), đời vua Lê Anh Tông, thế kỷ 16. Bà lấy chồng ở làng Thiên Hương, sinh được hai người con thì viên tịch về trời. Nhưng vì thương chồng con, thương nước, thương dân nên bà đã hiển thánh để phù hộ cho dân, cho nước được yên bình thịnh trị. Bà được sắc phong là Mã hồng cơng chúa, Chế thắng Hịa diệu Đại Vương vì đã giúp Vua đánh giặc ngoại xâm, được nhân dân tôn là Thánh Mẫu – ln giúp cho người dân mưa thuận gió hịa, diệt trừ cái ác, ban phước cho dân lành. Bà mất ngày 3-3AL và được nhân dân thờ ở khắp nơi nhưng chính là tại Phủ Giày – Nam Định (Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ). Mẫu Liễu Hạnh cịn được thờ trong một tín ngưỡng riêng gọi là Tam Tòa Thánh Mẫu.
Dân gian thờ Tam Phủ - Tứ Phủ để cầu mong được che chở, bảo vệ, an khang, may mắn. Người dân luôn tri ân, tôn vinh các Mẫu, thờ cúng Mẫu vì đó là hồn của đất, là sơng suối ao hồ đầy nước, là cơm gạo ngô khoai, là cây rừng che phủ, là hoa trái bốn mùa tốt tươi, là cội nguồn dân tộc. Tục thờ Mẫu ở nước ta đã có từ ngàn xưa là một nét đặc trưng rất độc đáo, rất đẹp, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của văn hóa. Việc thờ các loại Mẫu ở Việt Nam mạnh đến nỗi có thể coi là một tơn giáo đặc biệt – Đạo Mẫu.
2. Thờ Tứ pháp:
Tứ pháp là danh từ để chỉ các thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trị hết sức quan trọng trong cuộc sống của cư dân nơng nghiệp lúa nước. Tín ngưỡng “Tứ Pháp” hình thành từ truyền thuyết Man Nương Phật Mẫu như sau:
Nàng Man theo cha học đạo và hàng ngày cơm nước, giúp việc cho nhà sư Khâu-đà-la. Một hôm nhà sư đi giảng đạo về khuya, nàng Man nấu cháo xong thì ngồi ở cửa chờ và ngủ thiếp đi, khi nhà sư về vơ tình bước qua người nàng, từ đó Nàng Man có thai. Đến 14 tháng sau, vào ngày 8/4, nàng Man sinh một bé gái và mang trả cho nhà sư. Nhà sư mang đứa bé đến gốc cây cổ thụ ở ngã ba sông và khấn xin thần cây cho gởi bé gái, tức thì gốc cây mở ra một hốc lớn và nhà sư đặt đứa bé vào, gốc cây khép lại. Nhà sư đưa nàng Man một chiếc gậy và dặn: khi nào có hạn hán thì cắm gậy xuống đất sẽ có nước cứu dân. Nói đoạn nhà sư từ biệt, nàng Man lạy vọng rồi trở về. Nhiều lần đại hạn, nàng Man sử dụng gậy để cứu dân. Khi nàng
33
Man về già, một hôm mưa to gió lớn, cây cổ thụ trốc gốc trơi đến khúc sơng nhà bà Man thì dừng lại, dân làng kéo vào khơng được nhưng Bà Man chỉ kéo nhẹ thì cây đã vào bờ.
Dân làng cưa than cây ra làm bốn đoạn và tạc thành bốn pho tượng và đưa vào thờ trong bốn ngôi chùa: Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Khi đẽo tới hốc cây nơi nhà sư giấu đứa bé thì chỗ ấy đã hóa thành phiến đá rất cứng khơng thể đẽo được. Ném phiến đá xuống nước thì đã ấy tỏa hào quang. Mọi người liền rước vào điện Phật mà thờ, đặt là Thạch Quang Phật. Bà Man sau khi chết được tôn thành Phật Mẫu hay Man Nương Phật Mẫu.
Từ đó về sau, khi có hạn hán, mưa dầm, nhà Vua đều về đây hoặc rước tượng Pháp Vân về kinh đô làm lễ cầu mưa, cầu tạnh, tương truyền đều rất linh nghiệm. Từ đó tín ngưỡng Tứ Pháp hình thành và tục thờ Tứ Pháp xuất hiện ở nhiều nơi.
3. Thờ động vật và thực vật:
Khác với văn hóa phương Tây gắn với văn hóa du mục nên thờ những con thú dữ, có sức mạnh như hổ, sói, sư tử, chim ưng,... thì nếp sống tình cảm, hiếu hịa của văn hóa nơng nghiệp dẫn người Việt Nam thờ các con thú hiền lành, gần gũi với cuộc sống của người dân như trâu, nai, cóc…
Riêng loại hình nơng nghiệp lúa nước còn thờ một số động vật ở nước như chim, rắn, cá sấu... hình các con vật này được khắc rất nhiều trên trống đồng, đây là những lồi phổ biến ở vùng sơng nước, được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu: Nhất Điểu, Nhì xà, Tam Ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nơng nghiệp cịn đẩy lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc họ Hồng Bàng (là chim nước lớn) và giống Rồng Tiên (Rồng được trừu tượng hóa từ giống chim (mẹ Âu Cơ đẻ trứng), Rồng được trừu tượng hóa từ rắn và cá sấu-chúa tể cai quản vùng sơng nước). Việt Nam có thành ngữ con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên; nhiều địa danh được đặt tên Rồng như Thăng Long, Hạ Long, Hàm Rồng, Hàm Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Điền …Các dân tộc khác ở Đông Nam Á cũng thờ rắn nhưng chỉ dừng ở mức trừu tượng thành rắn Naga chín đầu mà thơi.
Thực vật được tơn sùng nhất là cây lúa: thờ ở khắp nơi dù là người Việt hay dân tộc khác đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa. Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm như cây Đa, cây Cau, cây Dâu...
34